Toán 11 Bài 1: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm Giải Toán 11 Cánh diều trang 3, 4, 5, 6, 7, ... 14
Toán 11 Cánh diều tập 2 trang 14 giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi hoạt động Khởi động và 3 bài tập trong SGK bài Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Toán 11 tập 2 Cánh diều trang 14 được biên soạn rất chi tiết, trình bày đẹp mắt hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh lớp 11 học tốt môn Toán 11. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải SGK Toán 11 Cánh diều tập 2 trang 14 mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 11 Bài 1: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm
Phần Khởi động
Một cuộc khảo sát đã tiến hành xác định tuổi (theo năm) của 120 chiếc ô tô. Kết quả điều tra được cho trong Bảng 1 .
Tìm các số đặc trưng đo xu thế trung tâm (số trung bình cộng, trung vị, tứ phân vị, mốt) cho mẫu số liệu ghép nhóm đó như thế nào cho thuận lợi?
Lời giải:
Sau bài học này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Bảng tần số ghép nhóm bao gồm giá trị đại diện và tần số tích lũy như sau:
Nhóm |
Giá trị đại diện |
Tần số |
Tần số tích lũy |
[0; 4) |
2 |
13 |
13 |
[4; 8) |
6 |
29 |
42 |
[8; 12) |
10 |
48 |
90 |
[12; 16) |
14 |
22 |
112 |
[16; 20) |
18 |
8 |
120 |
|
|
n = 120 |
|
⦁ Số trung bình cộng của mẫu số liệu ghép nhóm đã cho là: 9,43
Số phần tử của mẫu là n = 120. Ta có \(\frac{n}{2}=\frac{120}{2}=60\)
Mà 42 < 60 < 90 nên nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bẳng 60.
Xét nhóm 3 là nhóm [8; 12) có r = 8, d = 4, n3 = 48 và nhóm 2 là nhóm [4; 8) có cf2 = 42.
Áp dụng công thức, ta có trung vị của mẫu số liệu đã cho là:
Me= 9.5
Do đó tứ phân vị thứ hai là Q 2 = M e = 9,5.
Phần Bài tập
Bài 1 trang 14 Toán 11 tập 2
Mẫu số liệu dưới đây ghi lại tốc độc của 40 ô tô khi đi qua một trạm đo tốc độ (đơn vị: km/h)
a) Lập bảng tần số ghép nhóm cho mẫu số liệu trên có sáu nhóm ứng với sáu nửa khoảng [40; 45), [45; 50), [50; 55), [55; 60), [60; 65), [65; 70)
b) Xác định số trung bình cộng, trung vị, tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên
c) Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên là bao nhiêu?
Bài làm
a) Bảng tần số ghép nhóm bao gồm cả giá trị đại diện là
Nhóm |
Giá trị đại diện |
Tần số |
[40; 45) [45; 50) [50; 55) [55; 60) [60; 65) [65; 70) |
42,5 47,5 52,5 57,5 62,5 67,5 |
4 11 7 8 8 2 |
n=40 |
b) - Trung bình cộng là:
\(\bar{x} = \frac{42,5.4+47,5.11++52,5.7+57,5.8+62,5.8+67,5.2}{40}\)= 53,875
- Trung vị là:
Có bảng ghép nhóm bao gồm cả tần số tích lũy là
Nhóm |
Tần số |
Tần số tích lũy |
[40; 45) [45; 50) [50; 55) [55; 60) [60; 65) [65; 70) |
4 11 7 8 8 2 |
4 15 22 30 38 40 |
n=40 |
Số phần tử của mẫu là n=40. Ta có:
\(\frac{n}{2}\) =
\(\frac{40}{2}\) = 20 => Nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hoặc bằng 20
Xét nhóm 3 là nhóm [50;55) có r = 50; d = 5; n3 = 7 và nhóm 2 là nhóm [45 ; 50) có cf2 = 15
Áp dụng công thức, ta có trung vị của mẫu số liệu là:
Me = 50 + \((\frac{20-15}{7} )\)⋅5 ≈ 53,6 (km/h)
- Q1 là:
Số phần tử của mẫu là n=40.
Ta có \(\frac{n}{4} = \frac{40}{4}\) = 10. Suy ra nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 10. Xét nhóm 2 là nhóm [45 ; 50) có r = 45; d = 5; n2= 11và nhóm 1 là nhóm [40;45) có f1 = 4
Áp dụng công thức, ta có Q1 của mẫu số liệu là
=> Q1 = 45 + \((\frac{10-4}{11} )\) ⋅ 5 ≈ 47,7 (km/h)
- Q2 là:
Có Q2 = Me ≈ 53,6 (km/h)
- Q3 là:
Ta có \(\frac{3n}{4}\) = 30. Suy ra nhóm 4 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 30. Xét nhóm 4 là nhóm [55 ; 60) có r = 55; d = 5; n4 = 8 và nhóm 3 là nhóm [50 ; 55) có cf3 = 22
Áp dụng công thức, ta có Q3 của mẫu số liệu là:
Q3= 55 + \((\frac{30-22}{8} )\) ⋅ 5 = 60 (km/h)
c) Mốt của mẫu số liệu là:
Có nhóm 2 là nhóm có tần số lớn nhất
=> Mo = 45 + \((\frac{11-4}{2.11-4-7} )\) ⋅ 5 ≈ 43,2
Bài 2 trang 14 Toán 11 tập 2
Mẫu số liệu sau ghi lại cân nặng của 30 bạn học sinh (đơn vị: kilôgam):
a) Lập bảng tần số ghép nhóm cho mẫu số liệu trên có tám nhóm ứng với tám nửa khoảng:
[15; 20), [20; 25), [25; 30), [30; 35), [35; 40), [40; 45), [45; 50), [50; 55).
b) Xác định số trung bình cộng, trung vị, tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.
c) Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên là bao nhiêu?
Bài làm
a) Bảng tần số ghép nhóm bao gồm cả giá trị đại diện là
Nhóm |
Giá trị đại diện |
Tần số |
[15; 20) [20; 25) [25; 30) [30; 35) [35; 40) [40; 45) [45; 50) [50; 55) |
17,5 22,5 27,5 32,5 37,5 42,5 47,5 52,5 |
1 0 0 1 10 17 0 1 |
n=30 |
b) - Trung bình cộng là:
\(\bar{x} = \frac{17,5+32,5+37,5.10+42,5.17+52,5}{30}\)= 40
- Trung vị là:
Có bảng ghép nhóm bao gồm cả tần số tích lũy là
Nhóm |
Tần số |
Tần số tích lũy |
[15; 20) [20; 25) [25; 30) [30; 35) [35; 40) [40; 45) [45; 50) [50; 55) |
1 0 0 1 10 17 0 1 |
1 1 1 2 12 29 29 30 |
n=30 |
Số phần tử của mẫu là n = 30. Ta có:
\(\frac{n}{2}\) =
\(\frac{30}{2}\) =15 => Nhóm 6 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hoặc bằng 15
Xét nhóm 6 là nhóm [40 ; 45) có r = 40; d = 5; n6 = 17 và nhóm 5 là nhóm [35 ; 40) có cf5 = 12
Áp dụng công thức, ta có trung vị của mẫu số liệu là:
Me = 40 + \((\frac{15-12}{17} )\) ⋅ 5 ≈ 40,9 (kilôgam)
- Q1 là:
Số phần tử của mẫu là n = 30.
Ta có \(\frac{n}{4}\) =
\(\frac{30}{4}\) = 7,5. Suy ra nhóm 5 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 7,5. Xét nhóm 5 là nhóm [35 ; 40) có r = 35; d = 5; n5 = 10 và nhóm 4 là nhóm [30 ; 35) có cf4 = 2
Áp dụng công thức, ta có Q1 của mẫu số liệu là
=> Q1 = 35 + \((\frac{7.5-2}{10} )\) ⋅ 5 = 37,75 (kilôgam)
- Q2 là:
Có Q2 = Me ≈ 40,9 (kilôgam)
- Q3 là:
Ta có \(\frac{3n}{4}\) = 22,5. Suy ra nhóm 6 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 22,5. Xét nhóm 6 là nhóm [40 ; 45) có r = 40; d = 5; n6 = 17 và nhóm 5 là nhóm [35 ; 40) có cf5 = 12
Áp dụng công thức, ta có Q3 của mẫu số liệu là:
Q3 = 40 + \((\frac{22.5-12}{17} )\) ⋅ 5 = 43,1 (kilôgam)
c) Mốt của mẫu số liệu là:
Có nhóm 6 là nhóm có tần số lớn nhất
=> Mo = 40 + \((\frac{17-10}{2.17-10} )\) ⋅ 5 ≈ 41,46
Bài 3 trang 14 Toán 11 Tập 2
Bảng 15 cho ta tần số ghép nhóm số liệu thống kê chiều cao của 40 mẫu câu ở vườn thực vật (đơn vị: centimét)
a) Xác định số trung bình cộng, trung vị, tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên
b) Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên là bao nhiêu
Bài làm
a) Có bảng ghép nhóm bao gồm cả giá trị đại diện là
Nhóm |
Giá trị đại diện |
Tần số |
[30;40) [40; 50) [50; 60) [60; 70) [70; 80) [80; 90) |
35 45 55 65 75 85 |
4 10 14 6 4 2 |
n=40 |
- Trung bình cộng là:
\(\bar{x} = \frac{35.4+45.10+55.14+65.6+75.4++85.2}{40}\)= 55.5
- Trung vị là
Số phần tử của mẫu là n = 40. Ta có:
\(\frac{n}{2} = \frac{40}{2}\) = 20 => Nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hoặc bằng 20
Xét nhóm 3 là nhóm [50 ; 60) có r = 50; d = 10; n3 = 14 và nhóm 2 là nhóm [45 ; 50) có cf2 = 14
Áp dụng công thức, ta có trung vị của mẫu số liệu là:
Me = 50 + \((\frac{20-14}{14} )\) ⋅ 10 ≈ 54,3 (centimét)
- Q1 là:
Số phần tử của mẫu là n = 40.
Ta có \(\frac{n}{4}\) =
\(\frac{40}{4}\) = 10. Suy ra nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 10. Xét nhóm 2 là nhóm [40 ; 50) có r = 40; d = 10; n2 = 10 và nhóm 1 là nhóm [30; 40) có cf1 = 4
Áp dụng công thức, ta có Q1 của mẫu số liệu là
=> Q1 = 40 + \((\frac{10-4}{10} )\) ⋅ 10 ≈ 46 (centimét)
- Q2là:
Có Q2 = Me ≈ 54,3 (centimét)
- Q3 là:
Ta có \(\frac{3n}{4}\) = 30. Suy ra nhóm 4 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 30. Xét nhóm 4 là nhóm [60 ; 70) có r = 60; d = 10; n4 = 6 và nhóm 3 là nhóm [50 ; 60) có cf3 = 28
Áp dụng công thức, ta có Q3 của mẫu số liệu là:
Q3 = 60 + \((\frac{30-28}{6} )\) ⋅ 10 = 63,3 (centimét)
c) Mốt của mẫu số liệu là:
Có nhóm 3 là nhóm có tần số lớn nhất
=> Mo = 50 + \((\frac{14-10}{2.14−10−6} )\) ⋅ 10 ≈ 53,3
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Toán 11 Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất
100+ -
Toán 11 Bài 1: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm
100+ -
Toán 11 Bài 1: Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
1.000+ -
Toán 11 Bài 2: Các quy tắc tính đạo hàm
100+ -
Toán 11 Chủ đề 2: Tính thể tích một số hình khối trong thực tiễn
100+ -
Toán 11 Bài tập cuối chương VIII
100+ -
Toán 11 Bài 6: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Thể tích của một số hình khối
100+ -
Toán 11 Bài 5: Khoảng cách
100+ -
Toán 11 Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc
100+ -
Toán 11 Bài 3: Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc nhị diện
1.000+