Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2025 - 2026 sở GD&ĐT Lạng Sơn Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2026
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn Lạng Sơn năm 2025 - 2026 giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả của mình được thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Lạng Sơn sẽ diễn ra trong hai ngày 5/6 - 6/6. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Lạng Sơn gồm 120 phút với cấu trúc mới gồm 4 điểm đọc hiểu + 6 điểm tập làm văn. Với đáp án đề thi vào 10 môn Ngữ văn Lạng Sơn sẽ giúp các em thuận tiện so sánh đáp án với bài làm của mình. Từ đó dễ dàng nắm được số điểm mình đạt được. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đáp án đề thi vào 10 Ngữ văn Lạng Sơn 2025 mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm đáp án đề thi các môn Toán, Tiếng Anh.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lạng Sơn năm 2025 - 2026
Đáp án đề thi vào 10 Văn Lạng Sơn 2025
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. (0,5 điểm)
Các tiếng được gieo vần: vàng - sang
Câu 2. (0,5 điểm)
HS chỉ ra một hình ảnh thiên nhiên trong câu thơ.
Gợi ý: Hình ảnh thiên nhiên: cây, lá nõn, nắng tươi
Câu 3. (1,0 điểm)
HS dựa vào hai câu thơ đưa ra cách hiểu phù hợp
Gợi ý:
Hai dòng thơ ca ngợi vẻ đẹp mềm mại, tươi mới của những con đường đất nước như những dải lụa óng ả, trải dài khắp nơi, mang không khí mùa xuân tràn ngập khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là vùng biên cương Lạng Sơn. Qua đó thể hiện niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước.
Điệp ngữ: Của ....
Câu 4. (1,0 điểm)
Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu cho câu thơ
- Điệp ngữ “của" được lập lại nhằm liệt kê, nhấn mạnh những địa danh, di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với mảnh đất Lạng Sơn, làm nổi bật bể dày văn hóa, truyền thống và lịch sử oai hùng của nơi đây.
- Góp phần bộc lộ niềm tự hào, tình cảm tha thiết của tác giả đối với mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Câu 5. (1,0 điểm)
Gợi ý:
- Hoa đào không chỉ là loài hoa đặc trưng của vùng đất Lạng Sơn mà còn là biểu tượng của mùa xuân, của sức sống, niềm vui và sự hy vọng.
- Hoa đào còn gắn liền với truyền thống văn hóa và tâm hồn con người nơi đây, là biểu tượng của may mắn, bình an và đoàn viên.
PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách
1. Mở đoạn: Giới thiệu chung
2. Thân đoạn
- Cảm xúc tự hào về mành đất anh hùng
+ Tác giả gọi Lạng Sơn là “đất anh hùng lịch sử", gợi nhắc đến vùng đất địa đầu Tổ quốc gắn liền với nhiều chiến công, nhân vật lịch sử oai hùng.
+ Gợi lên niềm tự hào và biết ơn về truyền thống chống giặc giữ nước của cha ông.
- Vẻ đẹp mùa xuân và thiên nhiên Lạng Sơn
+ “Xuân chín" là hình ảnh mùa xuân vào độ rực rỡ, viên mãn nhất, cảnh sắc núi rừng bừng sức sống.
+ “Hoa đào vừa độ đó” vừa là vẻ đẹp thiên nhiên, vừa tượng trưng cho niềm tin, hy vọng và khát vọng chiến thắng trong những năm tháng chiến tranh.
- Ca ngợi con người Lạng Sơn: thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những con người nơi đây.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ
+Giọng điệu ngợi ca, tự hào
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề
Câu 2. (4,0 điểm)
Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách
1. Mở bài: Giới thiệu chung
2. Thân bài
- Tình yêu quê hương là sự gắn bỏ, trân trọng, tự hào và có trách nhiệm gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, con người nơi mình sinh ra và lớn lên. Tình yêu ấy không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà phải bằng hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi và điều kiện sống.
- Những việc bản thân cần làm để thể hiện tình yêu với quê hương xứ Lạng:
+ Nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, góp phần xây dựng quê hương.
+ Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, di tích và các lễ hội đặc sắc của quê hương. Tự hào giới thiệu với bạn bè về cảnh đẹp và văn hóa xứ Lạng, lan tỏa tình yêu quê hương đến mọi người.
+ Tham gia các hoạt động trồng cây xanh, làm sạch đường làng, ngõ xóm, giữ gìn cảnh quan xanh – sạch – đẹp. Giữ gìn bản sắc văn hóa qua việc thực hiện nêp sông văn minh, tôn trọng và bảo tồn các lễ hội truyền thông.
+ Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, không xâm hại, vẽ bậy, phá hoại các công trình lịch sử - văn hóa.
+ Sử dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh đẹp về xứ Lạng đến bạn bè trong nước và quốc tế.
- Ý nghĩa của những việc làm đó:
+ Góp phần giữ gìn vẻ đẹp, truyền thống và danh tiếng của quê hương.
+ Thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
+ Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận
Đề thi vào 10 Văn Lạng Sơn 2025
Xem đầy đủ đề thi trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII cho giáo viên
-
Phân tích bài thơ Xuân về (Dàn ý + 8 Mẫu)
-
Kế hoạch dạy học lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Kể về một sự việc hoặc hoạt động mà em được chứng kiến hoặc tham gia ở trường
-
Viết đoạn văn tiếng Anh về một tổ chức quốc tế (10 Mẫu)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 1 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
100.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Tuyên Quang
10.000+ 1 -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 TP Hồ Chí Minh
5.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Khánh Hòa
50.000+ 1 -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Hà Nội
50.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Đồng Tháp
10.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Quảng Trị
5.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Cao Bằng
1.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Hòa Bình
5.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Sơn La
5.000+