Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2025 - 2026 Sở GD&ĐT Đồng Nai Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2025
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn sở GD&ĐT Đồng Nai năm 2025 - 2026 giúp các em học sinh tham khảo để dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 của Đồng Nai sẽ thực hiện với 3 môn thi gồm Văn, Tiếng Anh, Toán. Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 29 và 30/5/2025. Môn Ngữ văn tổ chức thi sáng 30/5, thời gian làm bài 120 phút theo hình thức tự luận. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Đồng Nai năm 2025 - 2026
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. (0,5 điểm) Ngôi kể thứ 3
Câu 2. (0,5 điểm)
Cảm giác của An khi trượt tốt nghiệp: không có cảm giác gì.
Nguyên nhân khiến An có cảm giác đó là: An đã lường trước điều này, An hiểu mình sẽ không thể vượt qua nó và vì An không học được.
Câu 3. (1,0 điểm)
Xét theo cấu tạo là câu ghép
Việc sự câu ghép được giúp hiểu thêm: không có bằng tốt nghiệp nhưng An lại đạt được một điều quan trọng khác (biết cách nhìn thấu bản thân mình mẹ). Điều này như nhấn mạnh sự trưởng thành trong cảm xúc của An.
Câu 4. (1,0 điểm)
- Tính cách của An:
Chín chắn,đã trưởng thành,có chính kiến,có đam mê thực sự với nghề sửa xe, biết lập kế hoạch cho tương lai.
- An là người có trách nhiệm,có tinh thần cầu tiến,luôn mong muốn sống đúng với đam mê và ước mơ.
Câu 5. (1,0 điểm)
Chủ đề của văn bản: Hành trình vượt qua thất bại để thấu hiểu bản thân và theo đuổi ước mơ đúng đắn của nhân vật An truyền đến tinh thần hành trình này.
Hình ảnh “những chú chim gác mái”: là biểu tượng cho ước mơ, khát vọng được bay xa khỏi vùng an toàn, tự tin đứng bị mắc kẹt trong quá khứ (về học lực, hoàn cảnh, thất bại), nhưng cuối cùng vẫn có thể cất cánh đến với bầu trời của riêng mình.
Câu 6. (1,5 điểm)
Gợi ý:
- Người hiểu mình nhất chính là bản thân mình, chỉ có bản thân mới cảm nhận rõ những ước mơ, suy nghĩ, giới hạn và tổn thương trong sâu thẳm.
- Hiểu bản thân mình nghĩ gì rất quan trọng, vì giúp ta lựa chọn đúng đắn con đường sống phù hợp, sống chân thật, không chạy theo kỳ vọng của người khác.
II. BÀI LÀM VĂN
1. Mở bài:
Khái quát vấn đề nghị luận:Chủ đề và nghệ thuật của truyện ngắn Những chú chim gác mái
2.Thân bài:
a. Chủ đề truyện ngắn: Hành trình vượt qua thất bại để thấu hiểu bản thân và tình yêu thương sự đồng cảm của những người thân trong gia đình trên hành trình ấy.
- Hành trình vượt qua thất bại để thấu hiểu bản thân:
+ An trượt tốt nghiệp,cậu bé không bất ngờ cũng không buồn vì cậu biết mình không học được → Tâm lý trống rỗng khi chưa biết mình muốn gì.
+ Cuộc nói chuyện với người bạn thân giúp An xác định được điều mình thực sự thích.
+ An ra tiệm sửa xe của Minh, trò chuyện với người thợ sửa xe một cách say sưa và vui vẻ. Điều này cho thấy cậu có niềm yêu thích dành cho hướng đi đó.
+ Cuộc trò chuyện với mẹ khi trở về nhà cho thấy An kiên định theo đuổi điều mình thích ở An.
- Hình ảnh “những chú chim gác mái”: Là biểu tượng cho ước mơ, khát vọng được bay xa. Chúng tượng trưng cho An – dù từng bị mắc kẹt tên “gác mái” (học lực, hoàn cảnh, thất bại), nhưng cuối cùng vẫn có thể cất cánh đến với bầu trời của riêng mình.
→ Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người biết được mình muốn gì và theo đuổi nó.
- Sự đồng cảm, tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên hành trình hiểu bản thân.
+ Dù buồn nhưng trước thất bại con nhà mình cha mẹ vẫn ghi vẻ cởi mở.
+ Dù buồn nhưng người mẹ vẫn để con tự suy nghĩ về những gì con em thực sự thích.
+ Cảm thấy vui và ủng hộ dù con không đi theo con đường ban đầu nhưng biết được đó là điều con mong muốn.
=> Tình yêu thương, ủng hộ và đồng cảm của những người thân trong gia đình là một động lực lớn lao để ta có thể chinh phục những mục tiêu trong cuộc sống.
b. Nghệ thuật:
- Người kể giấu mình nhưng vẫn cho thấy được chiều sâu tâm lý của nhân vật An. Nhờ đó, người đọc dễ nhập vai, thấu hiểu những biến chuyển nội tâm phức tạp mà An trải qua.
- Kết cấu truyện nhẹ nhàng, mở - kết tạo sự đối ứng:
Mở đầu là khung cảnh hoàng hôn trầm lặng, kết thúc là hình ảnh bầu trời trong sáng và “những chú chim gác mái” bay về phía mặt trời – biểu tượng của hi vọng, tự do và tương lai rộng mở.
Cách kể này tạo nên hành trình trọn vẹn từ bế tắc đến khai mở, từ im lặng đến tự do cảm xúc.
- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lý An rất chân thực: không phô trương, không kịch tính, mà trầm lắng, gần gũi – đúng với tâm lý một người trẻ đang loay hoay giữa ngã rẽ cuộc đời.
- Ngôn ngữ đối thoại giản dị, gần gũi.
- Hình ảnh những chú chim giàu tính biểu tượng.
(3) Kết bài
Tổng kết lại vấn đề nghị luận.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai năm 2025
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Ly ĐặngThích · Phản hồi · 0 · 03/06/23
-
Hồng LinhThích · Phản hồi · 0 · 05/06/23
-
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
-
Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
Mới nhất trong tuần
-
Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
100.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Tuyên Quang
10.000+ 1 -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 TP Hồ Chí Minh
5.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Khánh Hòa
50.000+ 1 -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Hà Nội
50.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Đồng Tháp
10.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Quảng Trị
5.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Cao Bằng
1.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Hòa Bình
5.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 Sơn La
5.000+