Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác Giải Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 74, 75, 76, 77, 78
Giải Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 74, 75, 76, 77, 78.
Giải bài tập Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 74 → 78 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 6 Chương VIII: Tam giác đồng dạng, hình đồng dạng. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác Cánh diều
Giải Toán 8 Cánh diều Tập 2 trang 78
Bài 1
Quan sát Hình 65 và chỉ ra những cặp tam giác đồng dạng:
Lời giải:
Tam giác ABC đồng dạng với tam giác IKH; tam giác DEG đồng dạng với tam giác MNP.
Bài 2
Cho hai tam giác ABC và MNP có AB = 2, BC = 5, CA = 6, MN = 4, NP = 10, PM = 12. Hãy viết các cặp góc tương ứng bằng nhau của hai tam giác trên và giải thích kết quả.
Lời giải:
Ta có: \(\frac{AB}{MN}=\frac{BC}{NP}=\frac{CA}{PM}=\frac{1}{2}\)
Suy ra: \(\triangle\)ABC
\(\sim\)
\(\triangle\)MNP (c.c.c)
Do đó: \(\widehat{A}=\widehat{M}\);
\(\widehat{B}=\widehat{N}\);
\(\widehat{C}=\widehat{P}\).
Bài 3
Bác Hùng vẽ bản đồ trong đó dùng ba đỉnh A, B, C của tam giác ABC lần lượt mô tả ba vị trí M, N, P trong thực tiễn. Bác Duy cũng vẽ một bản đồ, trong đó dùng ba đỉnh A', B', C' của tam giác A'B'C' lần lượt mô tả ba vị trí M, N, P đó. Tỉ lệ bản đồ mà bác Hùng và bác Duy vẽ lần lượt là 1 : 1 000 000 và 1 : 500 000. Chứng minh \(\triangle\)A'B'C'
\(\sim\)
\(\triangle\)ABC và tính tỉ số đồng dạng.
Lời giải:
Vì tam giác ABC đồng dạng với tam giác MNP; tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác MNP nên tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC.
Theo giả thuyết ta có: Tam giác ABC đồng dạng với tam giác MNP theo tỉ số \(\frac{1}{1000000}\)
Nên \(\frac{AB}{MN}=\frac{BC}{NP}=\frac{CA}{PM}=\frac{1}{1000000}\)
Hay: MN = 1 000 000AB; NP = 1 000 000BC; PM = 1 000 000CA. (1)
Theo giả thuyết ta có: Tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác MNP theo tỉ số \(\frac{1}{1500000}\)
Nên \(\frac{A'B'}{MN}=\frac{B'C'}{NP}=\frac{C'A'}{PM}=\frac{1}{1500000}\)
Hay: MN = 1 500 000A'B'; NP = 1 500 000B'C'; PM = 1 500 000C'A'. (2)
Từ (1)(2) ta có: 1 000 000AB = 1 500 000A'B' hay \(\frac{A'B'}{AB}=\frac{2}{3}\)
1 000 000BC = 1 500 000B'C' hay \(\frac{B'C'}{BC}=\frac{2}{3}\)
1 000 000CA = 1 500 000C'A' hay \(\frac{C'A'}{CA}=\frac{2}{3}\)
Vậy tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC với tỉ số \(\frac{2}{3}\).
Bài 4
Cho tam giác ABC và điểm O nằm trong tam giác. Các điểm M, N, P lần lượt thuộc các tia OA, OB, OC sao cho \(\frac{OA}{OM}=\frac{OB}{ON}=\frac{OC}{OP}=\frac{2}{3}\). Chứng minh
\(\triangle\)ABC
\(\sim\)
\(\triangle\)MNP.
Lời giải:
Tam giác OMN có: \(\frac{OA}{OM}=\frac{OB}{ON}=\frac{2}{3}\)
Suy ra: AB // MN nên \(\frac{AB}{MN}=\frac{2}{3}\)
Chứng minh tương tự ta có: \(\frac{BC}{NP}=\frac{2}{3}\);
\(\frac{CA}{PM}=\frac{2}{3}\)
Do đó: \(\frac{AB}{MN}=\frac{BC}{NP}=\frac{CA}{PM}\)
Vậy \(\triangle\)ABC
\(\sim\)
\(\triangle\)MNP (c.c.c)
Bài 5
Bạn Hoa vẽ trên giấy một tam giác ABC và đoạn thẳng MN với các kích thước như Hình 66. Bạn Hoa đố bạn Thanh vẽ điểm P thỏa mãn \(\widehat{PMN}=\widehat{ACB}\),
\(\widehat{PNM}=\widehat{BAC}\) mà không sử dụng thước đo góc. Em hãy giúp bạn Thanh sử dụng thước thẳng (có chia khoảng milimét) và compa để vẽ điểm P và giải thích kết quả tìm được.
Lời giải:
Nếu \(\widehat{PMN}=\widehat{ACB}\),
\(\widehat{PNM}=\widehat{BAC}\) thì
\(\widehat{MPN}=\widehat{CBA}\)
Ta có: \(\triangle\)ABC
\(\sim\)
\(\triangle\)NPM
Do đó: \(\frac{AB}{NP}=\frac{BC}{PM}=\frac{CA}{MN}\) hay
\(\frac{8}{NP}=\frac{6}{PM}=\frac{3}{4,5}\)
Ta có: \(\frac{8}{NP}=\frac{3}{4,5}\) nên NP = 12 cm.
\(\frac{6}{PM}=\frac{3}{4,5}\) nên PM = 9 cm.
Dùng thước kẻ vẽ hai đoạn thẳng NP = 12 cm, PM = 9 cm ta được điểm P thỏa mãn đề bài.
Bài 6
Cho các hình bình hành ABCD và BMNP như ở Hình 67. Chứng minh:
a) \(\frac{BM}{BA}=\frac{BP}{BC}\);
b) \(\triangle\)MNP
\(\sim\)
\(\triangle\)CBA.
Lời giải:
a) Tam giác ABD có MN // AD nên \(\frac{BM}{BA}=\frac{BN}{BD}\) (1)
Tam giác BCD có NP // CD nên \(\frac{BN}{BD}=\frac{BP}{BC}\) (2)
Từ (1)(2) suy ra: \(\frac{BM}{BA}=\frac{BP}{BC}\)
b) Từ câu a suy ra MP // AC (định lí Thalès)
Do đó: \(\triangle\)PBM
\(\sim\)
\(\triangle\)CBA (3)
Ta có: \(\frac{PB}{MN}=\frac{BM}{NP}=\frac{MP}{PM}=1\)
Suy ra: \(\triangle\)PBM
\(\sim\)
\(\triangle\)MNP (4)
Từ (3)(4) suy ra: \(\triangle\)MNP
\(\sim\)
\(\triangle\)CBA.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Toán 8 Bài tập cuối chương II
1.000+ -
Toán 8 Bài tập cuối chương I
1.000+ -
Toán 8 Bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều biến
1.000+ -
Toán 8 Bài 1: Định lí Pythagore
5.000+ -
Toán 8 Bài 1: Hình chóp tam giác đều
1.000+ -
Toán 8 Bài 1: Đơn thức nhiều biến. Đa thức nhiều biến
1.000+ -
Toán 8 Bài 1: Định lí Thalès trong tam giác
1.000+ -
Toán 8 Bài 4: Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử
1.000+ -
Toán 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ
1.000+ -
Toán 8 Thực hành một số phần mềm
1.000+