Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 53 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 52 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 53, hướng dẫn chuẩn bị bài.

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 53
Câu 1. Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng:
a.
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
b. Cả ba cùng chạy vào cùng nói:
- Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
c. Trẻ con chúng tôi la ó, reo hò. Ôi, con suối, con suối, khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thỏa thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
Hướng dẫn giải:
a.
- Thành phần biệt lập: hình như
- Chức năng: thể hiện cách đánh giá của người nói đối với sự việc
b.
- Thành phần biệt lập: Bác Tai ơi
- Chức năng: gọi - đáp
c.
- Thành phần biệt lập: Ôi
- Chức năng: cảm thán
Câu 2. Cho biết thành phần phụ trong mỗi trường hợp sau bổ sung thông tin gì?
a. Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thải chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
b. Và bởi vậy, truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc - vượt ra khỏi giới hạn không gian và thời gian.
(Theo Minh Khuê, Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”)
c. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt - gọt thuỷ tiên.
(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên)
d. Giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu (gọi là tâm điểm) để xác định đội thắng.
(Trần Thị Ly, Kéo co)
Hướng dẫn giải:
a. Thành phần phụ: đích thị Bọ Dừa, bổ sung về tên gọi cho “ông khách”
b. Thành phần phụ: vượt ra khỏi giới hạn không gian và thời gian, bổ sung thông tin về sức sống của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
c. Thành phần phụ: gọt thủy tiên, bổ sung về tên cho “một trong những quy trình then chốt”
d.Thành phần phụ: gọi là tâm điểm, bổ sung thông tin về tên của “miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu”
Câu 3. Dựa vào thành phần gọi - đáp trong các trường hợp bên dưới, hãy cho biết tính chất mối quan hệ giữa người nói và người nghe:
a. Thưa ông, độ này trời hạn, cạn khô cả.
b. Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Hướng dẫn giải:
a. Thành phần gọi đáp “thưa ông”, thể hiện mối quan hệ giữa người dưới và người trên.
b.Thành phần gọi đáo: “chị ạ” thể hiện mối quan hệ giữa người dưới và người trên, “ừ” thể hiện mối quan hệ giữa người trên và người dưới.
Câu 4. So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:
a. Chắc chắn trời sẽ mưa.
b. Có lẽ trời sẽ mưa.
Theo em vì sao có sự khác biệt ấy?
Hướng dẫn giải:
- So sánh:
- Câu a mang tính khẳng định dứt khoát thể hiện mức độ tin cậy cao
- Câu b biểu thị phỏng đoán, không chắc.
- Sự khác biệt là do sử dụng thành phần tình thái khác nhau “chắc chắn”, “có lẽ”
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng năm câu thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập. Xác định chức năng của (những) thành phần biệt lập này.
Hướng dẫn giải:
Hà Nội là thủ đô của chất nước Việt Nam. Nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là hồ Gươm, hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm. Diện tích của hồ không rộng lắm. Nước hồ có màu xanh trong vắt. Thỉnh thoảng, gió khẽ thổi khiến mặt hồ gợn sóng. Cây cối được trồng quanh hồ rất tươi tốt, tỏa bóng mát xuống mặt hồ. Ở chính giữa hồ là tháp Rùa rêu phong. Phía xa xa là cầu Thê Húc cong cong như con tôm. Từ cầu Thê Húc sẽ dẫn đến đền Ngọc Sơn cổ kính. Hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi đánh giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy. Em rất thích được đi dạo quanh hồ, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Chao ôi, khung cảnh thiên nhiên mới tuyệt đẹp làm sao! Em vô cùng tự hào về danh lam thắng cảnh của quê hương mình.
Câu chứa thành phần biệt lập: Chao ôi, khung cảnh thiên nhiên mới tuyệt đẹp làm sao!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
-
Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII cho giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Giả định trong hai câu thơ cuối của bải thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
100+ -
Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào?
100+ -
Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống
100+ -
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung
100+ -
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn
100+ -
Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối Bạn đến chơi nhà
100+ -
Phân tích một số điểm giống và khác nhau của Hiền và Hoài
100+ -
Tóm tắt các sự kiện trong Viên tướng trẻ và con ngựa trắng và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến
100+ -
Cảnh Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu
100+ -
Phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý
100+