Soạn bài Chạy giặc Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 13 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa khung cảnh tan tác, đau thương của đất nước khi giặc Pháp đến xâm lược. Hôm nay, Eballsviet.com mời bạn đọc tham khảo bài Soạn văn 8: Chạy giặc.

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo tài liệu để có thêm những kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm.
Soạn văn 8: Chạy giặc
1. Soạn bài Chạy giặc siêu ngắn
Câu 1. Xác định bố cục, vần, luật, niêm, nhịp của bài thơ.
Hướng dẫn giải:
- Bố cục: 4 phần
- Vần bằng: chỉ hiệp vần ở các câu 2, 4, 6 và 8
- Luật trắc
- Niêm: chữ thứ 2 của câu 1 niêm với chữ thứ 2 của câu 8 là trắc, chữ thứ 2 của câu 2 niêm với chữ thứ 2 của câu 3 là bằng, chữ thứ 2 của câu 4 niêm với chữ thứ 2 của câu năm là trắc, chữ thứ 2 của câu 5 niêm với chữ thứ 2 câu 6 đều là bằng
- Nhịp: 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5 và 6; 4/3 ở các câu 2, 7 và 8
Câu 2. Trong sáu câu đầu hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?
Hướng dẫn giải:
Từ ngữ: lơ thơ, dáo dác, tan bọt nước, nhuốm màu mây
Câu 3. Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?
Hướng dẫn giải:
Tác giả gửi gắm: lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh của đất nước; sự thất vọng, trong đợi với “những trang dẹp loạn”.
Câu 4. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.
Hướng dẫn giải:
- Biện pháp: câu hỏi tu từ
- Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm
2. Soạn bài Chạy giặc chi tiết
Câu 1. Xác định bố cục, vần, luật, niêm, nhịp của bài thơ.
Hướng dẫn giải:
- Bố cục: 4 phần
- Phần 1. Hai câu đầu (Đề): giới thiệu tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược.
- Phần 2. Hai câu tiếp (Thực): khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc
- Phần 3. Hai câu tiếp (Luận): nhìn vấn đề trong bối cảnh rộng lớn, sâu sắc hơn
- Phần 4. Hai câu cuối (Kết): tình cảm yêu nước, thương dân và lo lắng cho vận mệnh đất nước
- Vần bằng: chỉ hiệp vần ở các câu 2, 4, 6 và 8 (Tây, tay, bay, mây, này)
- Luật trắc (tiếng thứ 2 là thanh trắc - chợ)
- Niêm: chữ thứ 2 của câu 1 niêm với chữ thứ 2 của câu 8 là trắc, chữ thứ 2 của câu 2 niêm với chữ thứ 2 của câu 3 là bằng, chữ thứ 2 của câu 4 niêm với chữ thứ 2 của câu năm là trắc, chữ thứ 2 của câu 5 niêm với chữ thứ 2 câu 6 đều là bằng
- Nhịp: 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5 và 6; 4/3 ở các câu 2, 7 và 8
Câu 2. Trong sáu câu đầu hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ: lơ thơ, dáo dác, tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi ra bức tranh loạn lạc, tang thương với những con người yếu ớt, không nơi nương tựa.
Câu 3. Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?
Hướng dẫn giải:
Tác giả bày tỏ sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, trong đợi với “những trang dẹp loạn” - người có khả năng và trách nhiệm với đất nước.
Câu 4. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.
Hướng dẫn giải:
- Câu hỏi tu từ được đặt ra ở cuối bài thơ không có mục đích tìm kiếm câu trả lời, mà đã nằm ngay trong câu hỏi.
- Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm, dân tộc cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác đất nước, đối phó với giặc ngoại xâm.
3. Soạn bài Chạy giặc ngắn gọn
Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.
- Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
- Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ như bàn bạc việc đánh giặc hay sáng tác văn học để khích lệ tinh thần nhân dân.
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi Nam Kỳ bị giặc chiếm, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre).
- Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu truyền bá đạo lý làm người và cổ vũ tinh thần yêu nước.
- Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời
- Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi rõ hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nhưng căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là nội dung tác phẩm có người cho rằng bài thơ được viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (17 - 2 -1859).
- Bài thơ “Chạy giặc” là một trong những tác phẩm đầu tiên của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Sáu câu đầu: cảnh nhân dân và đất nước khi thực dân Pháp đến xâm lược.
- Phần 2. Hai câu còn lại: tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước cảnh ngộ đất nước bị xâm lược.
3. Nội dung và nghệ thuật
- Nội dung: bài thơ Chạy giặc đã khắc họa khung cảnh tan tác, đau thương của đất nước khi giặc Pháp đến xâm lược.
- Nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ, bút pháp tả thực…
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
Mới nhất trong tuần
-
Giả định trong hai câu thơ cuối của bải thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
100+ -
Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào?
100+ -
Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống
100+ -
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung
100+ -
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn
100+ -
Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối Bạn đến chơi nhà
100+ -
Phân tích một số điểm giống và khác nhau của Hiền và Hoài
100+ -
Tóm tắt các sự kiện trong Viên tướng trẻ và con ngựa trắng và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến
100+ -
Cảnh Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu
100+ -
Phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý
100+