Soạn bài Ôn tập trang 29 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 29 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Hôm nay, Eballsviet.com muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Ôn tập trang 29, với những kiến thức hữu ích và cần thiết.

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Ôn tập (trang 29)
Câu 1. Tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu).
- Giống nhau:
- Nội dung: Viết về tình yêu quê hương, đất nước.
- Hình thức: Sử dụng thể loại thơ ngắn gọn, giàu hình ảnh.
- Khác nhau:
- Trong lời mẹ hát: Thể thơ sáu chữ, bộc lộ cảm xúc yêu thương và biết ơn trước công ơn và đức hi sinh của người mẹ.
- Nhớ đồng: Thể thơ bảy chữ, thể hiện nỗi niềm nhớ thương về quê hương, cùng với khao khát trở về với tự do, cách mạng.
Câu 2. Nhận xét về cách ngắt nhịp và gieo vần của khổ thơ sau:
Quả bàng vuông xanh non màn lá
Mơn món thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)
Khổ thơ được ngắt nhịp 3/4 và gieo vần “a” (lá - ca - nhà) làm cho câu thơ như được mở rộng, ngân vang.
Câu 3. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a, Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mất hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước )
b, Nhưng đem nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì xương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm )
Gợi ý:
a.
- Từ tượng hình: xâm xấp
- Tác dụng: Diễn tả rõ ràng hơn về sự vật, suốt mấy tháng là mưa nên con người nơi đây rất mong nắng, người ta thiết kế những giàn phơi để hong mọi thứ cho khô.
b.
- Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp
- Tác dụng: Diễn tả âm thanh ban đêm đầy sôi động ở xóm bờ giậu.
Câu 4. Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?
Trải nghiệm: Học cách gieo vần, chọn nội dung để làm bài thơ sáu chữ, bảy chữ…
Câu 5. Chọn một bài thơ tự do em thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Học sinh tham khảo: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Câu 6. Liệt kê một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
Một số kĩ năng: kĩ năng thuyết trình, tóm tắt nội dung thuyết trình,...
Câu 7. Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?
Tình yêu thương giúp trái tim mỗi người trở nên rộng mở, biết sẻ chia và đồng cảm, tâm hồn trở nên đẹp đẽ hơn,...
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
Mới nhất trong tuần
-
Giả định trong hai câu thơ cuối của bải thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
100+ -
Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào?
100+ -
Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống
100+ -
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung
100+ -
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn
100+ -
Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối Bạn đến chơi nhà
100+ -
Phân tích một số điểm giống và khác nhau của Hiền và Hoài
100+ -
Tóm tắt các sự kiện trong Viên tướng trẻ và con ngựa trắng và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến
100+ -
Cảnh Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu
100+ -
Phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý
100+