Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học lớp 4 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học lớp 4 giúp thầy cô tham khảo, có thêm kinh nghiệm để viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 4.
Padlet là ứng dụng Internet cho phép người sử dụng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng, có thể tích hợp với nhiều ứng dụng khác, công cụ khác, nên rất thích hợp, hữu ích trong giảng dạy. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và sử dụng một số trò chơi PowerPoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh các môn ở lớp 4.
SKKN: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học 4
PHẦN I: LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Trong thời kì cả nền giáo dục đang từng bước chuyển đổi số, việc cho học sinh tiểu học tiếp cận với cách học mới, nhằm kích thích hứng thú, chủ động trong học tập, nắm vững kiến thức là điều rất cần thiết. Tạo cho học sinh tâm lý học tập thoải mái, không có sự gò ép, học tập tự tin hơn, tích cực hơn, kích thích được năng lực tự học ở các em.
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy Tin học tại trường Tiểu học......, tôi nhận thấy các vấn đề sau còn tồn tại, cản trở việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh: đa số học sinh chưa có sự chủ động trong học tập tin học, việc học của học sinh còn mang tính thụ động, bắt chước, chưa mạnh dạn, tích cực. Bên cạnh các học sinh học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp khó khăn trong việc học môn tin học, đặc biệt là đối với các em học sinh không có máy tính ở nhà, các em chưa thường xuyên chuẩn bị bài, ôn bài ở nhà nên hay quên kiến thức. Do đó khi vận dụng kiến thức đã học vào thực hành chưa được nhanh nhạy.
Điều đó làm tôi luôn trăn trở: làm thế nào có thể giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tự chủ? Làm thế nào có thể giúp học sinh học tập thoải mái hơn? Làm thế nào có thể giúp học sinh biết tận dụng các thiết bị có sẵn để học tập? Làm thế nào mà trong khoảng thời gian 35-40 phút giáo viên có thể chia sẻ, đánh giá được hết học sinh trong lớp…
Vì các lí do trên tôi chọn sáng kiến: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học lớp 4, tại trường Tiểu học.......
PHẦN II: PHẠM VI VÀ THỜI GIAN ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng:
Học sinh lớp 4A2 trường Tiểu học...... với tổng số 28 em.
2. Thời gian áp dụng:
Sáng kiến được áp dụng từ tháng 9 năm,…… đến tháng 5 năm.......
PHẦN III: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Thuận lợi:
Tin học là môn học trực quan sinh động, khám phá nhiều lĩnh vực nên học sinh khá thích thú trong việc học Tin học, nhất là những tiết thực hành trên máy tính.
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Đặc biệt là Phòng Giáo dục, nhà trường có 1 phòng máy có kết nối internet được đầu tư, bảo dưỡng thường xuyên.
2. Khó khăn:
+ Một bộ phận học sinh chưa biết tự học ở nhà, chưa hứng thú với việc ôn bài qua sách vở, không thường xuyên ôn lại bài ở nhà, hay quên kiến thức;
+ Học sinh chưa chủ động học tập, khám phá kiến thức môn học;
+ Học sinh chưa biết tận dụng thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập; Phụ huynh còn lo lắng khi giao thiết bị điện tử cho con em mình trong quá trình tự học.
3. Kết quả khảo sát thực tế
Qua nhiều năm dạy học tại trường tôi nhận thấy: học sinh lớp 4 chưa có sự chủ động trong học tập tin học, chưa thường xuyên chuẩn bị bài, ôn bài ở nhà nên hay quên kiến thức. Do đó khi vận dụng kiến thức đã học vào thực hành chưa được nhanh nhạy. Do hầu hết các em không có máy tính ở nhà, các em chưa thực sự hứng thú với việc chỉ xem lại bài hay chuẩn bị bài từ sách giáo khoa với hình ảnh và con chữ đơn thuần.
Trước khi thực hiện sáng kiến tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh trong lớp 4A2( với tổng số: 28 học sinh) do tôi giảng dạy thông qua các giờ học lý thuyết, thực hành. Khi tổng hợp kết quả như sau:
Mức độ |
TS học sinh |
Trước khi thực hiện biện pháp |
|
Số học sinh |
Tỷ lệ |
||
Ghi nhớ kiến thức chủ động. Thao tác nhanh |
28 |
4 |
14,2% |
Nhớ kiến thức lâu. Thao tác đúng |
12 |
42,9% |
|
Hay quên kiến thức. Thao tác chậm |
12 |
42,9% |
|
Chưa nhớ kiến thức. Chưa biết thao tác |
0 |
0% |
Từ bảng số liệu trên tôi nhận thấy việc học tập và vận dụng lý thuyết vào thực hành của học sinh vẫn còn chưa thực sự hiệu quả, số học sinh sử dụng máy tính tốt, thao tác nhanh còn ít (4 em), gần nửa số học sinh chỉ dừng lại ở thao tác sử dụng đúng (12 em), số học sinh thao tác còn chậm vẫn còn khá nhiều (12 em).
Qua khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa cao của học sinh. Tôi xin đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng trong học tập môn Tin học của học sinh lớp 4.
PHẦN IV: NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ÁP DỤNG THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Để nâng cao chất lượng học tập môn Tin học, bản thân tôi nhận thấy: điều trước tiên là làm sao cho học sinh hứng thú và yêu thích môn học, học cảm thấy thoải mái không có sự gò bó, tiếp thu bài học dễ dàng. Vì vậy tôi đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của mình giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn qua việc áp dụng biện pháp cụ thể sau:
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về ứng dụng Padlet và cách sử dụng
Để áp dụng được Padlet trong dạy học tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ứng dụng này để các em hiểu được bản chất, cũng như vai trò của nó trong việc hỗ trợ học tập, trao đổi tri thức.
Giới thiệu sơ lược về Padlet và tính năng của Padlet: Padlet là một ứng dụng Internet cho phép người sử dụng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng, có thể tích hợp với nhiều ứng dụng khác, công cụ khác, nên rất thích hợp, hữu ích trong giảng dạy để đạt mục tiêu giáo dục cả về kiến thức, kĩ năng, năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực tự học. Với ưu thế đó Padlet tạo được sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học. Giúp giáo viên và học sinh có thể dễ dàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập: chia sẻ hình ảnh, video, văn bản, tài liệu, link trang web... lên tấm bảng padlet và chia sẻ đến lớp học nên rất phù hợp cho việc hướng dẫn học tập của giáo viên, chia sẻ sản phẩm học tập của cá nhân, nhóm của học sinh.
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ SKKN!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Thuyết minh lễ hội truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại
-
Dẫn chứng về sự trải nghiệm - Dẫn chứng hay về trải nghiệm
-
Viết đoạn văn nghị luận về tính tự lập (2 Dàn ý + 26 mẫu)
-
Bài tập tiếng Anh dành cho học sinh lớp 1
-
Nghị luận xã hội về ý nghĩa của những điều nhỏ bé (2 Mẫu)
-
Mẫu biên bản hủy hoá đơn - Mẫu hủy hóa đơn GTGT theo Thông tư 39/2014/TT-BTC
-
Nghị luận Thất bại là mẹ thành công (Sơ đồ tư duy)
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ 5, 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện đã học (Dàn ý + 9 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận 2 khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Sơ đồ tư duy)
Mới nhất trong tuần
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí 4
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học lớp 4
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp để cải thiện chất lượng giáo dục
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 5
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng học tập Tin học cho học sinh lớp 3 thông qua việc áp dụng trò chơi trực tuyến Quizizz vào dạy học
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ở lớp 2
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn theo chương trình GDPT 2018
10.000+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập môn Khoa học tự nhiên
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Anh 8 Global Success
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD 9 (Chương trình mới)
100+