Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tư duy Lịch sử THPT Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT (Chương trình mới)
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tư duy lịch sử trường THPT là tài liệu rất hay, gồm 14 trang được biên soạn dưới dạng File Word, giúp quý thầy cô giáo tham khảo dễ dàng hoàn thiện mẫu sáng kiến cho riêng mình.
Tổ chức một số hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tư duy lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả dạy, học Lịch sử nói chung và nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Vậy dưới đây là nội dung mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm canva trong dạy học môn Địa lí 10 Cánh diều.
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tư duy lịch sử THPT
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Bối cảnh chọn đề tài
Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, dữ liệu thông tin của nhân loại được tạo ra mỗi ngày theo cấp số nhân thì cách dạy học ghi nhớ, truyền thụ kiến thức trong nhà trường đã không còn phù hợp. Người học cần được phát triển năng lực tư duy để phát huy tính chủ động, tích cực tự học của mình trong việc thu thập, phân tích, xử lí khối lượng thông tin khổng lồ và ngày càng phức tạp.
Vì vậy, một trong những điểm nhấn của Chương trình môn Lịch sử năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 20...) là đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực, trong đó học sinh cần được phát triển năng lực tư duy để có kĩ năng thu thập, phân tích và sử dụng thông tin; phát hiện và giải quyết vấn đề; phản biện và hợp tác cùng bạn học [1], [2], [3].
Trên cơ sở bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là trước tình hình thực tiễn năm học 20...-20... là năm học đầu tiên, năm học 20...-20... là năm học thứ 2 thực hiện CTGD PT 2018 vào lớp 10, nảy sinh những khó khăn của giáo viên trong tổ chức hoạt động dạy học để phát triển năng lực của học sinh.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thế giới, các nhà trường đều quan tâm tới việc dạy học để phát triển tư duy cho học sinh. John Dewey – một nhà giáo dục học người Mỹ đã khẳng định: “Kĩ năng tư duy là yếu tố cần thiết, nếu không muốn nói là quan trọng nhất của một chương trình giáo dục tốt ở thế kỉ 21” [4]. Hai nhà nghiên cứu lịch sử của Thuỵ Điển Robert Thorp và Anders Persson cho rằng, lịch sử và giáo dục lịch sử không nên chủ yếu phổ biến các câu chuyện hoặc truyền thống lịch sử, mà là các quá trình và phương pháp thông qua đó câu chuyện được xây dựng” [5, tr.892]. Nói cách khác, giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh được tìm hiểu, nghiên cứu, tìm hiểu về quá khứ như một nhà sử học nhỏ tuổi, thay vì chỉ chú trọng đến việc truyền đạt, cung cấp, giảng giải về lịch sử như cách dạy học truyền thống. Ở Việt Nam, Chương trình môn Lịch sử năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 20...) bắt đầu được triển khai từ năm học 20... – 20... (ở lớp 10). Năng lực tư duy lịch sử đã được đề cập đến trong mục tiêu của chương trình, coi “phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại” [3, tr.3] là một trong những đặc điểm chính của môn học. Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục năng lực và phẩm chất cho học sinh, tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông cho thấy môn Lịch sử chưa thực sự được nhiều học sinh yêu thích. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, mà phần lớn là do phương pháp giảng dạy của giáo viên trong nhà trường không tạo được hứng thú để các em học tập lịch sử một cách thực sự đam mê.Trong sáng kiến này, tác giả tập trung tìm lời giải đáp cho câu hỏi: mục đích thực sự của việc dạy học lịch sử là gì? Cần phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù nào? Từ đó, gợi ý cách thức tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình học tập, được phát triển tư duy và hành động như những nhà sử học.
Xuất phát từ những lý do trên và nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện bộ môn Lịch sử trong Chương trình GDPT năm 2018 nên tôi chọn đề tài “Tổ chức một số hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
III. PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tiến hành các biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tư duy lịch sử cho học sinh trong chương trình lịch sử lớp 10, 11 Chương trình GDPT 2018.
Đề tài chỉ nghiên cứu tại trường THPT nơi tác giả công tác và thực nghiệm đề tài tại 2 trường THPT ở Hà Tĩnh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các đối tượng là học sinh các khối 10,11trường THPT ....................
Để những biện pháp trong đề tài có thể ứng dụng phổ biến trong các trường THPT, tác giả chủ yếu tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở các lớp học 10,11. Từ tháng 9/20... đến tháng 9/20... tác giả tiến hành ở trường THPT ...................
IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp để phát triển năng lực tư duy lịch sử cho học sinh trong tổ chức dạy học lịch sử trong Chương trình GDPT 2018; nhằm nâng cao hiệu quả dạy, học Lịch sử nói chung và nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất những giải pháp để tổ chức hoạt động học tập nhằm phát huy năng lực tư duy lịch sử cho học sinh trong daỵ học lịch sử Chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá khả năng ứng dụng thực tế và hiệu
quả của những giải pháp đã đưa ra.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân
tích, tổng hợp; phương pháp phân loại, hệ thống; phương pháp quan sát khoa học; phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm; phương pháp toán học thống kê…
............
Tải file về để xem trọn bộ Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
10.000+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng trò chơi giúp học sinh khối 8 khắc sâu kiến thức ôn tập 5 phút đầu buổi
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề Bảo tồn di sản văn hóa lớp 7
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng kiến thức STEM vào phần đọc hiểu Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học THCS
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số kĩ thuật giảng dạy theo hướng tích cực môn Lịch sử và Địa lí 8
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin và AI trong dạy học Tiếng Anh 7 Global Success
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản trong môn học Tiếng Anh
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào các hoạt động cho học sinh THCS
100+