Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4 tuổi chơi ngoài trời thông qua thí nghiệm ứng dụng Steam Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4 tuổi chơi ngoài trời
Thí nghiệm khoa học Steam khơi dậy tính ham học hỏi và khám phá ở trẻ, là phương pháp thúc đẩy tiềm năng, phát huy tính chủ động, tự lập và sáng tạo của trẻ, có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khơi dậy tính ham học hỏi, tìm tòi, khám phá ở trẻ, thông qua đặt các câu hỏi, thực hành thí nghiệm và tương tác, qua đó trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm … trẻ sẽ phát triển tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và phát triển tính tích cực của trẻ.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHO TRẺ 4 TUỔI CHƠI NGOÀI TRỜI THÔNG QUA THÍ NGHIỆM ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM
1. Cơ sở lý luận:
Có một câu nói mà tôi luôn tâm đắc đó là: “Một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa để đổ đầy nước mà là một ngọn lửa cần được thắp sáng”. Chúng ta sẽ thắp sáng ngọn lửa ấy bằng tất cả tình yêu thương và những gì tinh túy nhất. Song, để một đứa trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất, tâm hồn và nhận thức thì không chỉ cần tình yêu thương mà còn cần có phương pháp giáo dục phù hợp. Hiện nay, chúng ta đã và đang tiếp cận rất nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới. Và một trong những phương pháp đó chính là phương pháp giáo dục Steam.
Tuổi thơ là một giai đoạn rất đặc biệt của con người, nơi bắt đầu của những câu hỏi tò mò và háo hức về thế giới xung quanh, vì vậy ngay ở lứa tuổi mầm non cần cho trẻ tiếp cận với thí nghiệm khoa học bởi sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển tâm hồn trong sáng, hồn nhiên. Những thí nghiệm khoa học Steam sẽ mang đến cho trẻ nhiều điều thú vị.
2. Cơ sở thực tiễn
Việc tổ chức cho trẻ hoạt động thực hành thí nghiệm khoa học áp dụng phương pháp Steam trong trường mầm non đã được giáo viên thực hiện và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên kiến thức về phương pháp Steam một số giáo viên còn nhiều hạn chế, việc áp dụng vào Steam còn mới mẽ với một số giáo viên và chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học. Việc sử dụng đồ dùng trực quan chưa sinh động do đó chưa thu hút được sự tập của trẻ.
Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế dự án và chuẩn bị đồ dùng học liệu và sử dụng các thí nghiệm chưa linh hoạt, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Bên cạnh đó phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến trẻ, mọi hoạt động học, hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm ở trường.
Từ đó dẫn đến các kiến thức của trẻ nắm bắt chưa được chắc chắn, hay quên, hay nhầm lẫn với sự vật hiện tượng, kỹ năng của trẻ chưa được rèn luyện tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chưa hình thành thói quen chủ động, thích tự trải nghiệm, tìm tòi khám phá các thí nghiệm về thế giới xung quanh.
Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công dạy lớp 4 tuổi, với số cháu là 26 cháu. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau
2.1. Thuận lợi.
- Ban giám hiệu sát sao về chuyên môn, quan tâm về tinh thần, động viên, khích lệ giáo viên trong công tác.
- Nhà trường chuẩn bị tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy và học cho cô và trẻ.
- Đồ dùng làm thí nghiệm dể tìm kiếm trong trường và trong gia đình trẻ.
- Trẻ thích làm các thí nghiệm khoa học.
- Bản thân tôi là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động.
- Luôn nghiên cứu học hỏi,tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do nhà trường và do các cấp tổ chức.
2.2.Về khó khăn:
- Thực tế giáo viên các lớp trong nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng trong những năm về trước hầu như chưa tổ chức cho trẻ hoạt động thực hành các thí nghiệm khoa học. Chưa chủ động tìm ra những thí nghiệm hay và độc đáo lôi cuốn cho trẻ thực hành thí nghiệm. Một số thí nghiệm còn đơn điệu chưa được hấp dẫn, đồ dùng chưa sáng tạo… để cho trẻ quan sát, dẫn đến trẻ nhàm chán, uể oải, chưa thu hút được trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm cho kết quả các hoạt động chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực cho trẻ.
- Việc áp dụng phương pháp Steam còn gặp nhiều lúng túng.
- Không có kinh phí để hoạt động thí nghiệm, các thí nghiệm đôi khi phải sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau.
Phụ huynh ít quan tâm đến nội dung thí nghiệm cho trẻ. Luôn có tâm lý sợ con bị bẩn, bị thương… không bằng lòng, không ủng hộ, khi trẻ thí nghiệm với nước, đất, đá, cát, sỏi, màu nước …
..............................
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian (9 mẫu)
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức (Cả năm)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học 4 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 2 Đại trà (Dùng cho tất cả các môn)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 4 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Viết 3 - 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn
-
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 6 (cả năm)
-
Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
-
Phân tích bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án mầm non: Bài thơ Bé làm bao nhiêu nghề
-
Giáo án mầm non: Bài hát Con gà trống
100+ -
Giáo án mầm non: Nhận biết con voi con hổ
-
Giáo án mầm non: Trò chuyện về nghề giáo viên
100+ -
Giáo án mầm non: Kể chuyện sáng tạo theo tranh
100+ -
Giáo án mầm non: Hướng dẫn trẻ mời trà, rửa chén
100+ -
Giáo án mầm non: Truyện Thỏ ngoan
100+ -
Giáo án mầm non: Khám phá một số mùi vị
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4 tuổi chơi ngoài trời thông qua thí nghiệm ứng dụng Steam
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển hoạt động tạo hình