Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống của cuộc sống hiện đại) Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 53 sách Kết nối tri thức tập 1
Tài liệu Soạn văn 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống của cuộc sống hiện đại), sẽ được chúng tôi giới thiệu.

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo để chuẩn bị cho bài nói và nghe. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống của cuộc sống hiện đại)
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
1. Trước khi nói
- Lựa chọn một sản phẩm văn hóa mà em yêu thích: có thể chọn một sản phẩm văn hóa riêng của vùng, miền nơi em sống (danh lam thắng cảnh, trang phục dân tộc, lễ hội, món ăn truyền thống…) hoặc một sản phẩm văn hóa chung của đất nước (bánh chưng ngày Tết, múa rối nước, áo dài Việt Nam, phở,…).
- Để nêu được ý kiến xác đáng, em cần tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của sản phẩm văn hóa truyền thống được lựa chọn trong cuộc sống hiện tại.
- Em có thể tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như: Em sẽ trình bày ý kiến về phương diện nào của sản phẩm văn hóa truyền thống? Ý kiến của em là gì? Vì sao em có ý kiến như vậy?
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
- Lựa chọn một số từ ngữ then chốt phù hợp với vấn đề trình bày.
2. Trình bày bài nói
- Mở đầu: Giới thiệu tên sản phẩm văn hóa truyền thống và nêu khái quát ý kiến của em về sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại.
- Triển khai:
- Nêu ngắn gọn một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống: nơi ra đời của sản phẩm, vị trí của sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm…
- Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về sản phẩm văn hóa truyền thống (của quê hương, đất nước). Tùy theo đề tài và thời gian, có thể chọn trình bày ý kiến về một vài khía cạnh: hiện trạng, giá trị, hướng bảo tồn, phát triển… sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại. Chú ý đưa ra các lí lẽ, bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của em.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…) và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp.
- Kết luận: Khẳng định ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống đối với cuộc sống hiện tại.
3. Sau khi nói
- Người nghe: Nêu câu hỏi về những điểm còn băn khoăn; bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc phản biện về ý kiến của người nói; nhận xét, đánh giá về nội dung của bài nói…
- Người nói: Giải thích những vấn đề người nghe còn thắc mắc; Trao đổi, đánh giá về nhận xét còn chưa thỏa đáng; Tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn bài nói…
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022 - 2023
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
-
Soạn bài Tự đánh giá: Gói thuốc lá Cánh diều
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
Mới nhất trong tuần
-
Lí lẽ để khẳng định chủ quyền của đất nước ta trong Nam quốc sơn hà
100+ -
Dòng thứ bảy của bài thơ Đồng chí
100+ -
Qua sáu câu thơ đầu, em biết được gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính
100+ -
Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua những chi tiết
100+ -
Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được tác giả văn bản cung cấp
100+ -
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm cháu dành cho bà
100+ -
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ Lá đỏ
100+ -
Tác dụng của việc lặp lại hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
100+ -
Nhân vật chính trong truyện Những ngôi sao xa xôi là ai?
100+ -
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa Kết nối tri thức
5.000+ 1