Toán 9 Bài 2: Một số phép tính về căn bậc hai của số thực Giải Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 55, 56, 57, 58, 59, 60
Giải Toán lớp 9 trang 59, 60 tập 1 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần khởi động và 9 bài tập cuối bài Một số phép tính về căn bậc hai của số thực được nhanh chóng thuận tiện hơn.
Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 59, 60 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Toán 9. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 9 trang 59, 60 Cánh diều tập 1 mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 9 Bài 2: Một số phép tính về căn bậc hai của số thực
Phần Khởi động
Khi một quả bóng rổ được thả xuống, nó sẽ nảy trở lại, nhưng do tiêu hao năng lượng nên nó không đạt được chiều cao như lúc bắt đầu. Hệ số phục hồi của quả bóng rổ được tính theo công thức, trong đó H là độ cao mà quả bóng được thả rơi và h là độ cao mà quả bóng bật lại.
(Nguồn: Math for Real Life: Teaching Practical Uses for Algebra, Geometry and Trigonometry, Jim Libby, năm 2017)
Một quả bóng rổ rơi từ độ cao 3,24 m và bật lại độ cao 2,25 m. Làm thế nào để viết hệ số phục hồi của quả bóng đó dưới dạng phân số?
Gợi ý đáp án
Sau bài học này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Thay H = 3,24 m và h = 2,25 m, ta được: \(C_R=\frac{5}{6}\)
Phần Bài tập
Bài 1 trang 59 Toán 9 tập 1
Tính:
a. \(\sqrt {{{25}^2}}\);
b. \(\sqrt {{{\left( { - 0,16} \right)}^2}}\);
c. \(\sqrt {{{\left( {\sqrt 7 - 3} \right)}^2}}\).
Hướng dẫn giải
a. \(\sqrt {{{25}^2}} = \left| {25} \right| = 25.\)
b.\(\sqrt {{{\left( { - 0,16} \right)}^2}} = \left| { - 0,16} \right| = 0,16.\)
c. \(\sqrt {{{\left( {\sqrt 7 - 3} \right)}^2}} = \left| {\sqrt 7 - 3} \right|\)
Do \(\sqrt 7 < \sqrt 9\)hay
\(\sqrt 7 < 3\) nên
\(\sqrt 7 - 3 < 0\). Vì thế, ta có:
\(\left| {\sqrt 7 - 3} \right| = 3 - \sqrt 7 .\)
Vậy\(\sqrt {{{\left( {\sqrt 7 - 3} \right)}^2}} = \left| {\sqrt 7 - 3} \right| = 3 - \sqrt 7 .\)
Bài 2 trang 59 Toán 9 tập 1
Áp dụng quy tắc về căn bậc hai của một tích, hãy tính:
a. \(\sqrt {36.81}\)
b. \(\sqrt {49.121.169}\)
c.\(\sqrt {{{50}^2} - {{14}^2}}\)
d. \(\sqrt {3 + \sqrt 5 } .\sqrt {3 - \sqrt 5 }\)
Hướng dẫn giải
a. \(\sqrt {36.81} = \sqrt {36} .\sqrt {81} = 6.9 = 54.\)
b. \(\sqrt {49.121.169} = \sqrt {49} .\sqrt {121} .\sqrt {169} = 7.11.13 = 1001.\)
c. \(\sqrt {{{50}^2} - {{14}^2}} = \sqrt {\left( {50 - 14} \right)\left( {50 + 14} \right)} = \sqrt {36.64} = \sqrt {36} .\sqrt {64} = 6.8 = 48.\)
d. \(\sqrt {3 + \sqrt 5 } .\sqrt {3 - \sqrt 5 } = \sqrt {\left( {3 + \sqrt 5 } \right).\left( {3 - \sqrt 5 } \right)} = \sqrt {{3^2} - {{\left( {\sqrt 5 } \right)}^2}} = \sqrt {9 - 5} = \sqrt 4 = 2.\)
Bài 3 trang 59 Toán 9 tập 1
Áp dụng quy tắc về căn bậc hai của một thương, hãy tính:
a. \(\sqrt {\frac{{49}}{{36}}}\)
b. \(\sqrt {\frac{{{{13}^2} - {{12}^2}}}{{81}}}\)
c. \(\frac{{\sqrt {{9^3} + {7^3}} }}{{\sqrt {{9^2} - 9.7 + {7^2}} }}\)
d. \(\frac{{\sqrt {{{50}^3} - 1} }}{{\sqrt {{{50}^2} + 51} }}\)
Hướng dẫn giải
a. \(\sqrt {\frac{{49}}{{36}}} = \frac{{\sqrt {49} }}{{\sqrt {36} }} = \frac{7}{6}.\)
b. \(\sqrt {\frac{{{{13}^2} - {{12}^2}}}{{81}}} = \sqrt {\frac{{\left( {13 - 12} \right)\left( {13 + 12} \right)}}{{81}}} = \frac{{\sqrt {1.25} }}{{\sqrt {81} }} = \frac{5}{9}.\)
c. \(\frac{{\sqrt {{9^3} + {7^3}} }}{{\sqrt {9{}^2 - 9.7 + {7^2}} }} = \frac{{\sqrt {\left( {9 + 7} \right)\left( {{9^2} - 9.7 + {7^2}} \right)} }}{{\sqrt {{9^2} - 9.7 + {7^2}} }} = \frac{{\sqrt {9 + 7} .\sqrt {{9^2} - 9.7 + {7^2}} }}{{\sqrt {{9^2} - 9.7 + {7^2}} }} = \sqrt {16} = 4.\)
d. \(\frac{{\sqrt {{{50}^3} - 1} }}{{\sqrt {{{50}^2} + 51} }} = \frac{{\sqrt {\left( {50 - 1} \right)\left( {{{50}^2} + 50.1 + {1^2}} \right)} }}{{\sqrt {{{50}^2} + 51} }} = \frac{{\sqrt {49} .\sqrt {{{50}^2} + 51} }}{{\sqrt {{{50}^2} + 51} }} = \sqrt {49} = 7.\)
Bài 4 trang 59 Toán 9 tập 1
Áp dụng quy tắc đưa thừa số ra ngoài dấu căn bậc hai, hãy rút gọn biểu thức:
a. \(\sqrt {12} - \sqrt {27} + \sqrt {75} ;\)
b. \(2\sqrt {80} - 2\sqrt 5 - 3\sqrt {20} ;\)
c. \(\sqrt {2,8} .\sqrt {0,7} .\)
Hướng dẫn giải
a. \(\sqrt {12} - \sqrt {27} + \sqrt {75} = \sqrt {4.3} - \sqrt {9.3} + \sqrt {25.3} = \sqrt {{2^2}.3} - \sqrt {{3^2}.3} + \sqrt {{5^2}.3} = 2\sqrt 3 - 3\sqrt 3 + 5\sqrt 3 = 4\sqrt 3 .\)
b. \(2\sqrt {80} - 2\sqrt 5 - 3\sqrt {20} = 2\sqrt {16.5} - 2\sqrt 5 - 3\sqrt {4.5} = 2\sqrt {{4^2}.5} - 2\sqrt 5 - 3\sqrt {{2^2}.5} = 8\sqrt 5 - 2\sqrt 5 - 6\sqrt 5 = 0.\)
c.\(\sqrt {2,8} .\sqrt {0,7} = \sqrt {4.0,7} .\sqrt {0,7} = 2\sqrt {0,7} .\sqrt {0,7} = 2.0,7 = 1,4.\)
Bài 5 trang 59 Toán 9 tập 1
Áp dụng quy tắc đưa thừa số vào trong dấu căn bậc hai, hãy rút gọn biểu thức:
a. \(9\sqrt {\frac{2}{9}} - 3\sqrt 2\)
b. \(\left( {2\sqrt 3 + \sqrt {11} } \right)\left( {\sqrt {12} - \sqrt {11} } \right)\)
Hướng dẫn giải
a. \(9\sqrt {\frac{2}{9}} - 3\sqrt 2 = \sqrt {{9^2}.\frac{2}{9}} - \sqrt {{3^2}.2} = \sqrt {9.2} - \sqrt {9.2} = \sqrt {18} - \sqrt {18} = 0\)
b.\(\left( {2\sqrt 3 + \sqrt {11} } \right)\left( {\sqrt {12} - \sqrt {11} } \right)\)
\(= \left( {\sqrt {{2^2}.3} + \sqrt {11} } \right)\left( {\sqrt {12} - \sqrt {11} } \right)\)
\(= \left( {\sqrt {12} + \sqrt {11} } \right)\left( {\sqrt {12} - \sqrt {11} } \right)\,\)
\(= {\left( {\sqrt {12} } \right)^2} - {\left( {\sqrt {11} } \right)^2} = 12 - 11 = 1\)
Bài 6 trang 60 Toán 9 tập 1
So sánh:
a. \(\sqrt 3 .\sqrt 7\) và
\(\sqrt {22} ;\)
b. \(\frac{{\sqrt {52} }}{{\sqrt 2 }}\) và 5;
c.\(3\sqrt 7\) và
\(\sqrt {65} .\)
Hướng dẫn giải

Do 21 < 22 nên \(\sqrt {21} < \sqrt {22}\) hay
\(\sqrt {3.7} < \sqrt {22} .\) Vậy
\(\sqrt 3 .\sqrt 7 < \sqrt {22} .\)
b. Ta có: \(\frac{{\sqrt {52} }}{{\sqrt 2 }} = \sqrt {\frac{{52}}{2}} = \sqrt {26} .\)
Do 26 > 25 nên \(\sqrt {26} > \sqrt {25}\) hay
\(\sqrt {\frac{{52}}{2}} > 5\). Vậy
\(\frac{{\sqrt {52} }}{{\sqrt 2 }} > 5.\)
c. Ta có: \(3\sqrt 7 = \sqrt {{3^2}.7} = \sqrt {9.7} = \sqrt {63} .\)
Do 63 < 65 nên \(\sqrt {63} < \sqrt {65}\). Vậy
\(3\sqrt 7 < \sqrt {65} .\)
Cho tam giác đều ABC có độ dài cạnh a. Tính độ dài đường cao AH của tam giác ABC theo a.
Hướng dẫn giải
Do AH là đường cao của tam giác đều ABC.
Suy ra AH đồng thời là đường trung tuyến của tam giác ABC.
Suy ra H là trung điểm của BC.
Suy ra \(HB = HC = \frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}a.\)
Xét tam giác AHB vuông tại H có:
\(A{H^2} + H{B^2} = A{B^2}\) (Định lý Py – ta – go)
\(\begin{array}{l}A{H^2} + {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = {a^2}\\A{H^2} = {a^2} - {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = {a^2} - \frac{{{a^2}}}{4} = \frac{{4{a^2}}}{4} - \frac{{{a^2}}}{4} = \frac{{3{a^2}}}{4}\\AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\end{array}\)
Vậy \(AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\)
Bài 8 trang 60 Toán 9 tập 1
Trong Vật lí, ta có định luật Joule – Lenz để tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua: \(Q = {I^2}Rt.\)
Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tính theo Jun (J);
I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tính theo Ampe (A);
R là điện trở dây dẫn tính theo \(Ohm\left(\Omega\right)\);
t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn tính theo giây.
Áp dụng công thức trên để giải bài toán sau: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở \(R=80\Omega\) . Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn, biết nhiệt lượng mà dây dẫn tỏa ra trong 1 giây là 500J.
Hướng dẫn giải
Ta có: \(500 = {I^2}.80.1\)
\(\begin{array}{l}500 = {I^2}.80\\{I^2} = \frac{{25}}{4}\\I = \sqrt {\frac{{25}}{4}} = \frac{{\sqrt {25} }}{{\sqrt 4 }} = \frac{5}{2}.\end{array}\)
Bài 9 trang 60 Toán 9 tập 1
Tốc độ gần đúng của một ô tô ngay trước khi đạp phanh được tính theo công thức \(v = \sqrt {2\lambda gd}\) , trong đó
\(v\left( {m/s} \right)\) là tốc độ của ô tô,
\(d\left(m\right)\) là chiều dài của vết trượt tính từ thời điểm đạp phanh cho đến khi ô tô dừng lại trên đường,
\(\lambda\) là hệ số cản lăn của mặt đường, g = 9,8 m/s 2. Nếu một ô tô để lại vết trượt dài khoảng 20m trên đường nhựa thì tốc độ của ô tô trước khi đạp phanh là khoảng bao nhiêu mét trên giây (làm tròn đến kết quả đến hàng đơn vị)? Biết rằng hệ số cản lăn của đường nhựa là
\(\lambda=0,7\).
Hướng dẫn giải
\(v = \sqrt {2.0,7.9,8.20} = \sqrt {274,4} \approx 17\,\,\left( {m/s} \right).\)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Các dạng bài tập Toán 9 Cánh diều (Cả năm)
100+ -
Toán 9 Bài 2: Một số phép tính về căn bậc hai của số thực
100.000+ -
Toán 9 Bài 1: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn
1.000+ -
Toán 9 Bài tập cuối chương V
100+ -
Toán 9 Bài 5: Độ dài cung tròn, diện tích hình quạt tròn, diện tích hình vành khuyên
1.000+ -
Toán 9 Bài 4: Góc ở tâm. Góc nội tiếp
1.000+ -
Toán 9 Bài 3: Tiếp tuyến của đường tròn
100+ -
Toán 9 Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
100+ -
Toán 9 Bài 1: Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn
100+ -
Toán 9 Bài tập cuối chương IV
100+