Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên Giải Toán lớp 7 trang 97, 98, 99 - Tập 2 sách Cánh diều
Giải Toán 7 bài 8: Đường vuông góc và đường xiên Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→5 trang 97, 98, 99 tập 2.
Giải bài tập Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 97, 98, 99 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán 7 bài 8 trang 97, 98, 99 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên
Giải Toán 7 trang 112, 113, 114 Cánh diều - Tập 2
Bài 1
Chỉ ra các đường vuông góc, các đường xiên kẻ từ điểm I trong Hình 83a và từ điểm C trong Hình 83b.
Gợi ý đáp án
+) Xét Hình 83a:
Đường vuông góc kẻ từ điểm I đến đường thẳng d là IH.
Các đường xiên kẻ từ điểm I đến đường thẳng d là IM và IN.
+) Xét Hình 83b:
Đường vuông góc kẻ từ C đến đường thẳng Ox là CA.
Đường xiên kẻ từ C đến đường thẳng Ox là CO.
Đường vuông góc kẻ từ C đến đường thẳng Oy là CB.
Đường xiên kẻ từ C đến đường thẳng Oy là CO.
Bài 2
Quan sát Hình 84 và cho biết:
a) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a;
b) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng b;
c) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng c.
Gợi ý đáp án
a) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a bằng 1 cm.
b) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng b bằng 2 cm.
c) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng c bằng 3 cm.
Bài 3
Cho tam giác nhọn ABC.
a) Vẽ H là hình chiếu của B trên đường thẳng AC.
b) Vẽ K là hình chiếu của H trên đường thẳng AB.
c) Chứng minh rằng: HK < BH < BC.
Gợi ý đáp án
a) Ta có hình vẽ sau:
b) Ta có hình vẽ sau:
c) Xét ∆BKH vuông tại K nên góc BKH = 90° là góc lớn nhất trong ∆BKH.
Do đó BH là cạnh lớn nhất trong ∆BKH.
Suy ra HK < BH (1).
Xét ∆BHC vuông tại H có góc BHC=90° là góc lớn nhất trong ∆BHC.
Do đó BC là cạnh lớn nhất trong ∆BHC.
Suy ra BH < BC (2).
Từ (1) và (2) suy ra HK < BH < BC
Bài 4
Gợi ý đáp án
Ta thấy 12 < 14 < 15 nên chiếc đũa dài 14 cm bị chìm hoàn toàn trong dung dịch.
30 > 15 > 12 nên chiếc đũa dài 30 cm còn một đầu không bị chìm trong dung dịch.
Do đó bạn Duy có thể cầm vào chiếc đũa dài 30 cm thì ngón tay không bị chạm vào dung dịch.
Bài 5
Hình 85b mô tả mặt cắt đứng của một chiếc thang chữ A (Hình 85a), trong đó độ dài của một bên thang được tính bằng độ dài đoạn thẳng OM, chiều cao của chiếc thang được tính bằng độ dài đoạn OH, với H là hình chiếu của điểm O trên đường thẳng d. Một người sử dụng thang này có thể đứng ở độ cao 4 m hay không nếu độ dài của một bên thang là 3,5 m? Vì sao?
Gợi ý đáp án
∆OMH vuông tại H nên góc OHM = 900 là góc lớn nhất trong tam giác OMH.
Do đó OM là cạnh lớn nhất trong tam giác OMH.
Khi đó OM > OH hay 3,5 > OH.
Vậy người sử dụng thang này không thể đứng ở độ cao 4 m so với mặt đất.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022 - 2023
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
-
Soạn bài Tự đánh giá: Gói thuốc lá Cánh diều
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
Mới nhất trong tuần
-
Toán 7 Bài 4: Phép nhân đa thức một biến
100.000+ -
Toán 7 Bài tập cuối chương V - Cánh diều
100.000+ -
Bài tập nâng cao Hình học 7
100.000+ 9 -
Bài tập Cộng, trừ đa thức một biến (Có đáp án)
10.000+ 1 -
Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
50.000+ -
Toán 7 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
10.000+ -
Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
10.000+ -
Toán 7 Chủ đề 2: Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng
10.000+ -
Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu
10.000+ -
Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
10.000+