Toán 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực Giải Toán lớp 7 trang 47 - Tập 1 sách Cánh diều
Giải Toán lớp 7 trang 47 tập 1 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần Luyện tập vận dụng và 5 bài tập thuộc bài Giá trị tuyệt đối của một số thực được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Toán 7 Cánh diều tập 1 trang 47 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Toán 7. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 7 trang 47 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực
Phần Khởi động
Hình 8 mô tả một vật chuyển động từ điểm gốc 0 theo chiều ngược với chiều dương của trục số. Sau 1 giờ, vật đến điểm –40 trên trục số (đơn vị đo trên trục số là ki – lô – mét).
Hỏi khoảng cách từ điểm –40 đến điểm gốc 0 trên trục số là bao nhiêu ki-lô-mét?
Gợi ý đáp án
Quan sát Hình 8, ta thấy, cứ mỗi đoạn thẳng trên trục số biểu diễn khoảng cách 10 km.
Do đó khoảng cách từ điểm –40 đến điểm gốc 0 trên trục số là 40 km.
Phần Luyện tập
Luyện tập 1 trang 45 Toán 7 tập 1
So sánh giá trị tuyệt đối của hai số thực a, b trong mỗi trường hợp sau:
Gợi ý đáp án
a) Ta có: |a| = OA; |b| = |OB|
Do OA > OB nên |a| > |b|
b) Ta có: |a| = OA; |b| = |OB|
Do OA < OB nên |a| < |b|
Luyện tập 2 trang 46 Toán 7 tập 1
Tìm |-79|; |10,7|; \(\left| {\sqrt {11} } \right|\) ;
\(\left| { - \frac{5}{9}} \right|\)
Gợi ý đáp án
Thực hiện các phép toán như sau:
|-79| = 79
|10,7| = 10,7
\(\left| {\sqrt {11} } \right| = \sqrt {11}\)
\(\left| { - \frac{5}{9}} \right| = \frac{5}{9}\)
Luyện tập 3 trang 46 Toán 7 tập 1
Cho x = -13. Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
a) 18 + |x|
b) 25 - |x|
c) |3 + x| - |7|
Gợi ý đáp án
Thực hiện các phép toán như sau:
a) Thay x = -13 vào biểu thức ta được:
18 + |x| = 18 + |-13| = 18 + 13 = 31
b) Thay x = -13 vào biểu thức ta được:
25 - |x| = 25 - |-13| = 25 + 13 = 38
c) Thay x = -13 vào biểu thức ta được:
|3 + x| - |7| = |3 + 13| - 7 = |16| - 7 = 16 – 7 = 9
Phần Bài tập
Bài 1 trang 47 Toán 7 tập 1
Tìm: \(\left| { - 59} \right|;\left| { - \frac{3}{7}} \right|;\left| {1,23} \right|;\left| { - \sqrt 7 } \right|\)
Gợi ý đáp án
\(\left| { - 59} \right| = 59;\left| { - \frac{3}{7}} \right| = \frac{3}{7};\left| {1,23} \right| = 1,23;\left| { - \sqrt 7 } \right| = \sqrt 7\)
Bài 2 trang 47 Toán 7 tập 1
Chọn dấu “<”, “>”, “ =” thích hợp cho vào chỗ trống
Gợi ý đáp án
Bài 3 trang 47 Toán 7 tập 1
Tính giá trị biểu thức:
a) |-137| + |-363|;
b) |-28| - |98|;
c) (-200) - |-25|.|3|
Gợi ý đáp án
a) |-137| + |-363|=137 + 363 = 500;
b) |-28| - |98| = 28 – 98 = -(98 – 28) = - 70;
c) (-200) - |-25|.|3| = (-200) – 25 . 3 = (-200) – 75 = -(200 + 75) = -275
Bài 4 trang 47 Toán 7 tập 1
Tìm x, biết:
a) |x| = 4;
b) |x| = \(\sqrt 7 ;\)
c) |x+5| = 0;
d) \(\left| {x - \sqrt 2 } \right| = 0\)
Gợi ý đáp án
a) |x| = 4
\(\left[ {_{x = - 4}^{x = 4}} \right.\)
Vậy \(x \in \{ 4; - 4\}\)
b) \(|x| = \sqrt 7\)
\(\left[ {_{x = - \sqrt 7 }^{x = \sqrt 7 }} \right.\)
Vậy \(x \in \{ \sqrt 7 ; - \sqrt 7 \}\)
c) ) |x+5| = 0
x+5 = 0
x = -5
Vậy x = -5
\(d) \left| {x - \sqrt 2 } \right| = 0\)
\(x - \sqrt 2 = 0\)
\(x = \sqrt 2\)
Vậy \(x = \sqrt 2\)
Bài 5 trang 47 Toán 7 tập 1
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số dương.
b) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số không âm.
c) Giá trị tuyệt đối của một số thực là số đối của nó.
d) Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
Gợi ý đáp án
a) Sai vì | 0| = 0 không phải là 1 số dương
b) Đúng
c) Sai vì giá trị tuyệt đối của một số dương là chính nó
d) Đúng
Bài 6 trang 47 Toán 7 tập 1
So sánh hai số a và b trong mỗi trường hợp sau:
a) a, b là hai số dương và |a| < |b|;
b) a, b là hai số âm và |a| < |b|
Gợi ý đáp án
a) Khi a, b là hai số dương:
|a| = a; |b| = b
Khi đó, |a| < |b| , tức là a < b
Vậy a < b
b) Khi a, b là hai số âm:
|a| = - a; |b| = - b
Khi đó, |a| < |b| , tức là - a < - b hay a > b
Vậy a > b
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 27
-
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
Mới nhất trong tuần
-
Bài tập Cộng, trừ đa thức một biến (Có đáp án)
5.000+ 1 -
Bài tập nâng cao Hình học 7
100.000+ 9 -
Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
50.000+ -
Toán 7 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
10.000+ -
Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
10.000+ -
Toán 7 Chủ đề 2: Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng
10.000+ -
Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu
10.000+ -
Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
10.000+ -
Các dạng bài tập chương 4 môn Toán 7 sách Cánh diều
1.000+ -
Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
5.000+