Toán 7 Bài 2: Tập hợp R các số thực Giải Toán lớp 7 trang 42 - Tập 1 sách Cánh diều
Giải Toán lớp 7 trang 42 tập 1 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần Luyện tập vận dụng và 5 bài tập thuộc bài Tập hợp R các số thực được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Toán 7 Cánh diều tập 1 trang 42 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Toán 7. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 7 trang 42 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 7 Bài 2: Tập hợp R các số thực
Phần Khởi động
Các số hữu tỉ và vô tỉ được gọi chung là số gì?
Gợi ý đáp án
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Các số hữu tỉ và vô tỉ được gọi chung là số thực. Tập hợp các số thực được kí hiệu là ℝ.
Phần Luyện tập
Luyện tập 1 trang 40 Toán 7 tập 1
Tìm số đối của mỗi số sau: \(\frac{2}{{ - 9}}; - 0,5; - \sqrt 3\)
Gợi ý đáp án
Số đối của số \(\frac{2}{{ - 9}}\) là số
\(\frac{2}{9}\)
Số đối của số -0,5 là số 0,5
Số đối của số \(- \sqrt 3\) là số
\(\sqrt 3\)
Luyện tập 2 trang 41 Toán 7 tập 1
So sánh hai số thực sau:
a) 1,(375) và |
b) -1,(27) và -1,272 |
Gợi ý đáp án
a) \(1\frac{3}{8} = \frac{{11}}{8} = 1,375 = 1,3750\) ; 1,(375) = 1,375375…
Ta thấy kể từ trái sang phải, chữ số hàng phần mười, phần trăm, phần nghìn của hai số này giống nhau và cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở vị trí hàng phần chục nghìn.
Do 3 > 0 => 1,375375… > 1,3750 hay 1,(375) > \(1\frac{3}{8}\)
b) Ta có: –1,(27) = –1,2727… và –1,272 = –1,2720
Hai số này là hai số thập phân âm nên ta đi so sánh hai số đối của chúng.
Số đối của –1,2727… là 1,2727…
Số đối của –1,2720 là 1,2720
Ta thấy kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở vị trí hàng phần chục nghìn.
Do 7 > 0 => 1,2727… > 1,2720 => –1,2727… < –1,2720
Hay –1,(27) < –1,272
Giải Toán 7 trang 42 Cánh diều - Tập 1
Bài 1 trang 42 Toán 7 tập 1
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Nếu \(a \in Z\) thì
\(a \in R\)
b) Nếu \(a \in Q\) thì
\(a \in R\)
c) Nếu \(a \in R\) thì
\(a \in Z\)
d) Nếu \(a \in R\) thì
\(a \notin Q\)
Gợi ý đáp án
a) Đúng vì 1 số nguyên cũng là số thực
b) Đúng vì 1 số hữu tỉ cũng là số thực
c) Sai vì 1 số thực có thể không là số nguyên
d) Sai vì 1 số thực có thể là số hữu tỉ hoặc không là số hữu tỉ
Bài 2 trang 42 Toán 7 tập 1
Tìm số đối của mỗi số sau:
\(\frac{{ - 8}}{{35}};\frac{5}{{ - 6}}; - \frac{{18}}{7};1,15; - 21,54; - \sqrt 7 ;\sqrt 5\)
Gợi ý đáp án
Số đối của \(\frac{{ - 8}}{{35}};\frac{5}{{ - 6}}; - \frac{{18}}{7};1,15; - 21,54; - \sqrt 7 ;\sqrt 5\)
lần lượt là: \(\frac{8}{{35}};\frac{5}{6};\frac{{18}}{7}; - 1,15;21,54;\sqrt 7 ; - \sqrt 5\)
Bài 3 trang 42 Toán 7 tập 1
So sánh:
a) -1,(81) và -1,812;
\(b) 2\frac{1}{7} và 2,142;\)
c) - 48,075…. và – 48,275….;
\(d) \sqrt 5 và \sqrt 8\)
Gợi ý đáp án
a) Ta có: 1,(81) = 1,8181…
Vì 1,8181… > 1,812 nên -1,8181… < -1,812 hay -1,(81) < -1,812
b) Ta có: \(2\frac{1}{7} = 2,142857….\)
Vì 2,142857….> 2,142 nên \(2\frac{1}{7} > 2,142\)
c) Vì 48,075… < 48,275… nên - 48,075…. > – 48,275…
d) Vì 5 < 8 nên \(\sqrt 5 < \sqrt 8\)
Bài 4 trang 42 Toán 7 tập 1
Tìm chữ số thích hợp cho vào chỗ trống
Gợi ý đáp án
Bài 5 trang 43 Toán 7 tập 1
a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần:
-2,63…; 3,(3); -2,75…; 4,62.
b) Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần:
1,371…; 2,065; 2,056…; -0,078…; 1,(37).
Gợi ý đáp án
a) Ta có: -2,63…; -2,75 < 0;
3,(3); 4,62 > 0
Vì 2,63…< 2,75 nên -2,63…> -2,75
Mà 3,(3) < 4,62
Nên -2,75 < -2,63…< 3,(3) < 4,62
Vậy các số trên theo thứ tự tăng dần là: -2,75 ; -2,63…; 3,(3) ; 4,62
b) Ta có: -0,078 < 0;
1,371…; 2,065; 2,056…; 1,(37) > 0
Ta có: 1,(37) = 1,3737….
Ta được: 2,065 > 2,056…> 1,3737…. > 1,371…
Nên 2,065 > 2,056…> 1,3737…. > 1,371… > -0,078
Vậy các số trên theo thứ tự giảm dần là: 2,065 ; 2,056…; 1,3737…. ; 1,371… ; -0,078
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Bài tập Cộng, trừ đa thức một biến (Có đáp án)
5.000+ 1 -
Bài tập nâng cao Hình học 7
100.000+ 9 -
Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
50.000+ -
Toán 7 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
10.000+ -
Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
10.000+ -
Toán 7 Chủ đề 2: Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng
10.000+ -
Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu
10.000+ -
Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
10.000+ -
Các dạng bài tập chương 4 môn Toán 7 sách Cánh diều
1.000+ -
Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
5.000+