Toán 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc Giải Toán lớp 7 trang 91, 92 - Tập 2 sách Cánh diều
Giải Toán 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→6 trang 88, 89, 90, 91, 92 tập 2.
Giải bài tập Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 88, 89, 90, 91, 92 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán 7 Bài 6 trang 88, 89, 90, 91, 92 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc
Giải Toán 7 trang 91, 92 Cánh diều - Tập 2
Bài 1
Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ thỏa mãn: AB = A’B’, \(\hat{A} = \hat{A^{'} } , \hat{C} = \hat{C^{'} }\) Hai tam giác ABC và A’B’C’ có bằng nhau không? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Xét tam giác ABC: \(\hat{B} = 180^{\circ} - \hat{A} - \hat{C}\)
Xét tam giác A’B’C’: \(\hat{B^{'} } = 180^{\circ} - \hat{A^{'} } - \hat{C^{'} }\)
Mà \(\hat{A} = \hat{A^{'} } , \hat{C} = \hat{C^{'} }\) nên
\(\hat{B} = \hat{B^{'} }\)
Xét ∆ABC và ∆A'B'C' có:
\(\hat{A} = \hat{A^{'} }\) (theo giả thiết).
AB = A’B’ (theo giả thiết).
\(\hat{B} = \hat{B^{'} }\) (theo giả thiết).
Do đó ∆ABC = ∆A'B'C' (g - c - g).
Bài 2
Cho Hình 65 có AM = BN, \(\hat{A} = \hat{B}\)
Chứng minh: OA = OB, OM = ON.
Gợi ý đáp án
Xét ∆AOM có: \(\hat{OMA} = 180^{\circ} - \hat{OAM} - \hat{AOM}\)
Xét ∆BON có: \(\hat{ONB} = 180^{\circ} - \hat{OBN} - \hat{BON}\)
Mà \(\hat{OAM} = \hat{OBN}\) (theo giả thiết),
\(\hat{AOM} = \hat{BON}\) (2 góc đối đỉnh).
Do đó \(\hat{OAM} = \hat{ONB}\)
Xét ∆AOM và ∆BON có:
\(\hat{OAM} = \hat{OBN}\) (theo giả thiết)
AM = BN (theo giả thiết).
\(\hat{OAM} = \hat{ONB}\) (chứng minh trên).
Suy ra ∆AOM = ∆BON (g - c - g).
Do đó OA = OB (2 cạnh tương ứng), OM = ON (2 cạnh tương ứng).
Bài 3
Cho Hình 66 có \(\hat{N} = \hat{P} = 90^{\circ} , \hat{PMQ} = \hat{NQM}\). Chứng minh MN = QP, MP = QN.
Gợi ý đáp án
Tam giác MNQ có \(\hat{N} = 90^{\circ}\) nên tam giác MNQ vuông tại N.
Tam giác QPM có \(\hat{P} = 90^{\circ}\) nên tam giác QPM vuông tại P.
Xét ∆MNQ vuông tại N và ∆QPM vuông tại P có:
\(\hat{NQM} = \hat{PMQ}\) (theo giả thiết).
MQ chung.
Suy ra ∆MNQ = ∆QPM (cạnh huyền - góc nhọn).
Do đó MN = QP (2 cạnh tương ứng), MP = QN (2 cạnh tương ứng).
Bài 4
Cho Hình 67 có \(\hat{AHD} = \hat{BKC} = 90^{\circ}\), DH = CK,
\(\hat{DAB} = \hat{CBA}\).
Chứng minh AD = BC.
Gợi ý đáp án
Ta thấy \(\hat{DAB}\) là góc ngoài tại đỉnh A của tam giác AHD nên
\(\hat{DAB} = \hat{AHD} + \hat{ADH}\) hay
\(\hat{DAB} = 90^{\circ} + \hat{ADH}\)
\(\hat{CBA}\) là góc ngoài tại đỉnh B của tam giác BKC nên
\(\hat{CBA} = \hat{BKC} + \hat{BCK}\) hay
\(\hat{CBA} = 90^{\circ} + \hat{BCK}\)
Mà \(\hat{DAB} = \hat{CBA}\) nên
\(\hat{ADH} = \hat{BCK}\)
Xét ∆AHD vuông tại H và ∆BKC vuông tại K có: \(\hat{ADH} = \hat{BCK}\) (chứng minh trên).
DH = CK (theo giả thiết).
Suy ra ∆AHD = ∆BKC (góc nhọn - cạnh góc vuông).
Do đó AD = BC (2 cạnh tương ứng).
Bài 5
Cho tam giác ABC có \(\hat{B} > \hat{C}\). Tia phân giác góc BAC cắt cạnh BC tại điểm D.
a) Chứng minh \(\hat{ADB} < \hat{ADC}\)
b) Kẻ tia Dx nằm trong góc ADC sao cho \(\hat{ADx} = \hat{ADB}\). Giả sử tia Dx cắt cạnh AC tại điểm E. Chứng minh: ∆ABD = ∆AED, AB < AC.
Gợi ý đáp án
a) \(\hat{ADB}\) là góc ngoài tại đỉnh D của tam giác ADC nên
\(\hat{ADB} = \hat{DAC} + \hat{ACD}\)
\(\hat{ADC}\) là góc ngoài tại đỉnh D của tam giác ADB nên
\(\hat{ADC} = \hat{DAB} + \hat{ABD}\)
Do AD là tia phân giác của \(\hat{BAC}\) nên
\(\hat{DAB} = \hat{DAC}\)
Mà \(\hat{ABD} > \hat{ACD}\) nên
\(\hat{DAC} + \hat{ACD} < \hat{DAB} + \hat{ABD}\)
→ \(\hat{ADB} < \hat{ADC}\)
b) Xét ∆ABD và ∆AED có:
\(\hat{DAB} = \hat{DAE}\)(chứng minh trên).
AD chung.
\(\hat{ADB} = \hat{ADE}\) (theo giả thiết).
Suy ra ∆ABD = ∆AED (g - c - g).
Do đó AB = AE.
Mà AE < AC nên AB < AC.
Vậy ∆ABD = ∆AED và AB < AC.
Bài 6
Cho ∆ABC = ∆MNP. Tia phân giác của góc BAC và N MP lần lượt cắt các cạnh BC và NP tại D, Q. Chứng minh AD = MQ.
Gợi ý đáp án
Do ∆ABC = ∆MNP nên \(\hat{BAC} = \hat{NMP}\) (2 góc tương ứng),
\(\hat{ACB} = \hat{MPN}\) (2 góc tương ứng) và AC = MP (2 cạnh tương ứng).
Do AD là tia phân giác của \(\hat{BAC}\) nên
\(\hat{DAC} = \frac{1}{2} \hat{BAC}\)
Do MQ là tia phân giác của \(\hat{NMP}\) nên
\(\hat{QMP} = \frac{1}{2} \hat{NMP}\)
Mà \(\hat{BAC} = \hat{NMP}\) nên
\(\hat{DAC} = \hat{QMP}\)
Xét ∆ADC và ∆MQP có:
\(\hat{DAC} = \hat{QMP}\) (chứng minh trên).
AC = MP (chứng minh trên).
\(\hat{ACD} = \hat{MPQ}\) (chứng minh trên).
Suy ra ∆ADC = ∆MQP (g - c - g).
Do đó AD = MQ (2 cạnh tương ứng).
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022 - 2023
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
-
Soạn bài Tự đánh giá: Gói thuốc lá Cánh diều
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
Mới nhất trong tuần
-
Toán 7 Bài 4: Phép nhân đa thức một biến
100.000+ -
Toán 7 Bài tập cuối chương V - Cánh diều
100.000+ -
Bài tập nâng cao Hình học 7
100.000+ 9 -
Bài tập Cộng, trừ đa thức một biến (Có đáp án)
10.000+ 1 -
Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
50.000+ -
Toán 7 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
10.000+ -
Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
10.000+ -
Toán 7 Chủ đề 2: Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng
10.000+ -
Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu
10.000+ -
Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
10.000+