Toán lớp 5 Bài 50: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Giải Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 2 trang 44, 45, 46, 47
Toán lớp 5 trang 44, 45, 46, 47 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 50: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật của Chủ đề 9: Diện tích và thể tích của một số hình.
Giải SGK Toán 5 trang 44 → 47 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều giải rất chi tiết, cụ thể giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 5 Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Kết nối tri thức
Giải Toán 5 Kết nối tri thức Tập 2 trang 45 - Hoạt động
Bài 1
Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có:
a) Chiều dài 7 dm, chiều rộng 5 dm và chiều cao 4 dm.
b) Chiều dài 6,5 cm, chiều rộng 3,5 cm và chiều cao 5 cm.
Lời giải:
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (7 + 5) × 2 × 4 = 96 (dm2)
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (6,5 + 3,5) × 2 × 5 = 100 (cm2)
Bài 2
Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 4 m và sâu 1,5 m. Người ta muốn ốp gạch men xung quanh thành bể bơi. Tính phần diện tích được ốp gạch men (diện tích mạch vữa không đáng kể).
Lời giải:
Diện tích phần được ốp gạch men là:
(10 + 4) × 2 × 1,5 = 42 (m2)
Đáp số: 42 m2.
Giải Toán 5 Kết nối tri thức Tập 2 trang 46 - Hoạt động
Bài 1
Tính diện tích toàn phần của mỗi hình hộp chữ nhật dưới đây.
Lời giải:
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (30 + 20) × 2 × 40 = 4 000 (cm2)
Diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật là: 30 × 20 × 2 = 1 200 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 4 000 + 1 200 = 5 200 (cm2)
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (25 + 50) × 2 × 25 = 3 750 (cm2)
Diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật là: 25 × 50 × 2 = 2 500 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 3 750 + 2 500 = 6 250 (cm2)
c) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (35 + 30) × 2 × 25 = 3 250 (cm2)
Diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật là: 35 × 30 × 2 = 2 100 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 3 250 + 2 100 = 5 350 (cm2)
Bài 2
Chọn câu trả lời đúng
Chiếc hộp nào dưới đây có diện tích toàn phần lớn nhất?
Đáp án đúng là: B
Giải Toán 5 Kết nối tri thức Tập 2 trang 46, 47 - Luyện tập
Bài 1
Tính diện tích xung quanh của mỗi hình hộp chữ nhật dưới đây.
Lời giải:
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (3 + 4) × 2 × 9 = 126 (cm2)
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (5 + 4) × 2 × 7 = 126 (cm2)
Bài 2
Các bể cá dưới đây được làm bằng kính và thiết kế dạng hình hộp chữ nhật không nắp. Hãy tính diện tích kính được sử dụng để làm các bể cá đó.
Lời giải:
a) Diện tích kính xung quanh là: (2 + 1) × 2 × 1 = 6 (m2)
Diện tích kính mặt đáy là: 2 × 1 = 2 (m2)
Diện tích kính được sử dụng để làm bể cá là: 6 + 2 = 8 (m2)
b) Diện tích kính xung quanh là: (200 + 100) × 2 × 200 = 120 000 (cm2)
Diện tích kính mặt đáy là: 200 × 100 = 20 000 (cm2)
Diện tích kính được sử dụng để làm bể cá là: 120 000 + 20 000 = 140 000 (cm2)
c) Diện tích kính xung quanh là: (15 + 4) × 2 × 5 = 190 (dm2)
Diện tích kính mặt đáy là: 15 × 4 = 60 (dm2)
Diện tích kính được sử dụng để làm bể cá là: 190 + 60 = 250 (dm2)
Bài 3
Mỗi khuôn bánh chưng có dạng một hình hộp chữ nhật không có hai đáy như hình bên.
Hỏi từ thanh gỗ dưới đây có thể làm được khuôn bánh chưng với kích thước như trên hay không?
Lời giải:
Diện tích xung quanh của khuôn bánh chưng là: (16,5 + 16,5) × 2 × 4 = 264 (cm2)
Diện tích thanh gỗ là: 4 × 55 = 220 (cm2)
Vì 264 cm2 > 220 cm2 nên từ thanh gỗ không thể làm được khuôn bánh chưng với kích thước như trên.
Bài 4
Mỗi bạn Mai, Việt, Nam dùng bốn hình lập phương nhỏ như nhau có độ dài cạnh là 1 dm và xếp được các hình dưới đây.
Hỏi bạn nào xếp được hình hộp chữ nhật có:
a) Diện tích xung quanh lớn nhất?
b) Diện tích toàn phần bé nhất?
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Toán lớp 5 Bài 63: Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu
100+ -
Toán lớp 5 Bài 62: Luyện tập chung
5.000+ -
Toán lớp 5 Bài 61: Thực hành tính toán và ước lượng về vận tốc, quãng đường, thời gian trong chuyển động đều
100+ -
Toán lớp 5 Bài 60: Quãng đường, thời gian của một chuyển động đều
100+ -
Toán lớp 5 Bài 59: Vận tốc của một chuyển động đều
100+ -
Toán lớp 5 Bài 58: Nhân, chia số đo thời gian với một số
100+ -
Toán lớp 5 Bài 57: Cộng, trừ số đo thời gian
100+ -
Toán lớp 5 Bài 56: Các đơn vị đo thời gian
100+ -
Toán lớp 5 Bài 55: Luyện tập chung
1.000+ -
Toán lớp 5 Bài 54: Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối
100+