Phương trình quy về phương trình bậc hai Học tốt toán 9
Phương trình quy về phương trình bậc hai là tài liệu luyện thi không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 9 chuẩn bị thi học kì 2 và thi vào 10 tham khảo. Tài liệu tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết, các dạng bài tập kèm theo đáp án về phương trình bậc 2.
Tài liệu Phương trình quy về phương trình bậc hai được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản. Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm tài liệu: Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 9.
Phương trình quy về phương trình bậc hai
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Phương trình trùng phương
- Phương trình trùng phương là phương trình có dạng: ax4+ bx2 + c - 0 (a ≠ 0).
- Cách giải: Đặt ẩn phụ t = x2 (t > 0) để đưa phương trình vẽ phương trình bậc hai: at2 + bt + c = 0 (a ≠0).
2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, ta có các bước giải như sau:
Bước 1. Tìm điều kiện xác định của ẩn của phương trình.
Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu.
Bước 3. Giải phương trình vừa nhận được ở Bước 2.
Bước 4. So sánh các nghiệm tìm được ở Bước 3 với điều kiện xác định và kết luận.
3. Phương trình đưa về dạng tích
Để giải phương trình đưa vể dạng tích, ta có các bước giải như sau:
Bước 1. Phân tích vế trái thành nhân tử, vế phải bằng 0.
Bước 2. Xét từng nhân tử bằng 0 để tìm nghiệm.
4. Một số dạng khác của phương trình thường gặp
- Phương trình bậc bốn dạng \((x+a)(x+b)(x+c)(x+d)=m\) với
\(a+b=c+d\)
- Phương trình đối xứng bậc bốn có dạng: \(a x^{4}+b x^{3}+c x^{2}+b x+a=0(a \neq 0)\)
- Phương trình hồi quy có dạng \(a x^{4}+b x^{3}+c x^{2}+d x+e=0(a \neq 0)\) trong
\(d \delta \frac{e}{a}=\left(\frac{d}{b}\right)^{2}\)
- Phương trình bậc bốn dạng \((x+a)^{4}+(x+b)^{4}=c\)
- Phương trình phân thức hữu tỉ. Trong phần này chúng ta xét một số dạng sau:
\(\cdot \frac{m x}{a x^{2}+b x+d}+\frac{n x}{a x^{2}+c x+d}=p\)
\(\cdot \frac{a x^{2}+m x+c}{a x^{2}+n x+c}+\frac{a x^{2}+p x+c}{a x^{2}+q x+c}=d\)
\(\cdot \frac{a x^{2}+m x+c}{a x^{2}+n x+c}+\frac{p x}{a x^{2}+q x+c}=d\)
II. Bài tập và các dạng toán
Phương pháp giải: Xét phương trình trùng phương:
ax4+ bx2 + c = 0 (a ≠ 0).
Bước 1. Đặt t = x2 (t ≥ 0) ta được phương trình bậc hai: at2 + bt + c = 0 (a ≠ 0)
Bước 2. Giải phương trình bậc hai ẩn t từ đó ta tìm được các nghiệm của phương trình trùng phương đã cho.
1.1. Giải các phương trình sau:
a) x4 + 5x2 - 6 = 0;
b) ( x + 1)4 - 5(x + 1)2 -84 = 0.
1.2. Giải các phương trình sau:
a) 2x4 + 7x2 + 5 = 0;
b) 4x4 + 8x2 - 12 = 0;
Dạng 2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
Phương pháp giải: Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, ta có các bước giải như sau:
Bước 1. Tìm điều kiện xác định của ẩn.
Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu.
Bước 3. Giải phương trình bậc hai nhận được ở Bước 2.
Bước 4. So sánh các nghiệm tìm được ở Bước 3 với điều kiện xác định và kết luận.
2.1. Giải các phương trình sau:
\(a) \frac{2 x-5}{x-1}=\frac{3 x}{x-2}\)
\(b) \frac{x+5}{3}-\frac{x-3}{5}=\frac{5}{x-3}-\frac{3}{x+5}\)
\(c) \left(\frac{1+x}{1-x}-\frac{1-x}{1+x}\right):\left(\frac{1+x}{1-x}-1\right)=\frac{3}{14-x}\)
2.2. Giải các phương trình sau:
\(a) \frac{2 x-1}{x+1}+\frac{3 x-1}{x+5}=\frac{x-7}{x-1}+3\)
\(b) \frac{x^{2}-3 x+5}{x^{2}-x-6}=\frac{1}{x-3}\)
Dạng 3. Phương trình đưa về dạng tích
Phương pháp giải: Để giải phương trình đưa về dạng tích, ta có các bước giải như sau:
Bước 1. Chuyên vế và phân tích vế trái thành nhân tử, vế phải bằng 0.
Bước 2. Xét từng nhân tử bằng 0 để tìm nghiệm.
3.1. Giải các phương trình sau:
a) x3 - 3x2 - 3x - 4 = 0;
b) (x - 1)3 + 3 + x3 + (x + 1)3- (x + 2)3= 0;
3.2. Giải các phương trình sau:
a) 2x3 -7x2 + 4x + 1 = 0;
b) (x2 + 2x - 5)2 = (x2 - x + 5)2
Dạng 4. Giải bằng phương pháp đặt ẩn phụ
Phương pháp giải:
Bước 1. Đặt điều kiện xác định (nếu có);
Bước 2. Đặt ẩn phụ, đặt điểu kiện của ẩn phụ (nếu có) và giả phương trình theo ẩn mới;
Bước 3. Tìm nghiệm ban đầu và so sánh với điều kiện xác địnl và kết luận.
4.1. Giải các phương trình sau:
a) x(x + l)(x + 2)(x + 3) = 8;
b) (x2 + 16x + 60)(x2 +17x + 60) = 6x2
\(\frac{2 x}{3 x^{2}-x+2}-\frac{7}{3 x^{2}+5 x+2}=1\)
4.2. Giải các phương trình sau:
\(a) \left(x^{2}-3 x\right)^{2}-6\left(x^{2}-3 x\right)-7=0\)
\(b) x^{6}+61 x^{3}-8000=0\)
\(c) \frac{x}{x+1}-10 \frac{x+1}{x}=3\)
Dạng 5. Phương trình chứa biếu thức trong dấu căn
Phương pháp giải: Làm mất dấu căn bằng cách đặt ẩn phụ hoặc lũy thừa hai vế
\(y: \sqrt{A}=B \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}B \geq 0 \\ A=B^{2}\end{array}\right.\)
5.1. Giải các phương trình sau:
\(a) \sqrt{x-6 \sqrt{x}+9}=3-\sqrt{x}\)
\(b) \sqrt{x^{2}+x+1}=3-x\)
5.12. Giải các phương trình sau:
\(a) x^{2}-3 x+2=(1-x) \sqrt{3 x-2}\)
\(b \sqrt{x-1}+\sqrt{7 x+1}=\sqrt{14 x-6}\)
Dạng 6. Một số dạng khác
Phương pháp giải: Ngoài các phương pháp trên, ta còn dùng các phương pháp hằng đẳng thức, thêm bớt hạng tử, hoặc đánh giá hai vế... để giải phương trình.
6. Giải các phương trình sau bằng phương pháp thêm bớt hạng tử hoặc dùng hằng đẳng thức:
\(a) x^{4}=24 \mathrm{x}+32\)
\(b) x^{3}=-3 x^{2}+3 x-1;\)
\(c) x^{4}-x^{2}+2 x-1=0;\)
7. Giải các phương trình sau bằng phương pháp đánh giá:
\(a) \sqrt[4]{1-x}+\sqrt[4]{x}=1\)
\(b) \sqrt{4 x^{2}-4 x+5}+\sqrt{12 x^{2}-12+9}=6\)
8. Giải các phương trình sau:
\(a) 4 x^{2}-4 x-6|2 x-1|+6=0;\)
\(b) x^{2}+\frac{25 \mathrm{x}^{2}}{(x+5)^{2}}=11.\)
III. Bài tập về nhà
10. Giải các phương trình sau:
\(a) x^{4}-6 \mathrm{x}^{2}-16=0;\)
\(b) (x+1)^{4}+(x+1)^{2}-20=0.\)
11. Giải các phương trình sau:
\(a) \frac{x+2}{x-1}=\frac{4 \mathrm{x}^{2}-11 \mathrm{x}-2}{(1-x)(x+2)};\)
\(b) \frac{x}{x+4}+\frac{2 \mathrm{x}}{2-x}=\frac{8(x+1)}{(2-x)(x+4)}.\)
12. Giải các phương trình sau:
\(a) (x+1)(x-3)\left(x^{2}-2 x\right)=-2;\)
\(b) (6 x+5)^{2}(3 x+2)(x+1)=35\)
\(c) \left(x^{2}+5 x+8\right)\left(x^{2}+6 x+8\right)=2 x^{2}\)
\(d) \frac{x}{\sqrt{4 \mathrm{x}-1}}+\frac{\sqrt{4 \mathrm{x}-1}}{x}=2.\)
13. Giải các phương trình sau:
\(a) x^{3}-x^{2}-8 x-6=0\)
\(b) x^{3}-x^{2}-x=\frac{1}{3}\)
IV. Hướng dẫn đáp án
1.1.
a) Đặt \(x^{2}=t \geq 0\), ta có:
\(t^{2}+5 t-6=0\)
Giải ra ta được \(\mathrm{t}=1\) (TM) hoặc t=-6 (loại)
Từ đó tìm được \(x=\pm 1\)
b) Đặt \((x+1)^{2}=t \geq 0\)
...............
Nội dung vẫn còn tải file tài liệu để xem chi tiết
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Cách chứng minh tam giác vuông
100.000+ -
Chuyên đề toán thực tế dành cho học sinh THCS
10.000+ -
Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi m
50.000+ -
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 9 - Sở GD và ĐT Đà Nẵng
10.000+ -
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu căn
100.000+ 1 -
Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2019 - 2020 trường THCS Hồng Hà, Hà Nội
10.000+ -
Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương III Đại số lớp 9 (10 đề)
10.000+ -
Cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy
100.000+ -
Bài tập các hình khối trong thực tiễn (Có đáp án)
100+ -
Các dạng bài tập tần số và tần số tương đối
100+