Sáng kiến kinh nghiệm: Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Anh 8 Global Success Sáng kiến kinh nghiệm lớp 8
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Anh 8 Global Success gồm 20 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.
Sơ đồ tư duy tiếng Anh là một trong những phương pháp học mang lại hiệu quả cao. Đối với môn tiếng Anh, Mindmap có thể áp dụng cho cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Khi biết cách sử dụng Mindmap một cách hợp lý và hiệu quả, bạn có thể nhanh chóng cải thiện khả năng viết của mình. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Anh 8, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên.
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Anh 8 Global Succe
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Tiếng Anh có vai trò to lớn trong cuộc sống. Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin ngày nay thì việc học Tiếng Anh cũng đã được chú trọng.
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh tôi nhận thấy mặc dù học sinh có chắt lọc nội dung, cố gắng viết thành một câu hoàn chỉnh đúng ngữ pháp nhưng các em vẫn chưa biết cách hệ thống hóa nội dung kiến thức. Do đó, khi phải tiếp thu quá nhiều thông tin như vậy, các em sẽ có thể bị lúng túng, chưa biết cách tổng hợp và ghi nhớ kiến thức, đôi khi cảm thấy việc học nặng nề. Trong một nội dung cần ghi nhớ, nếu học sinh nắm bắt được những từ khóa thì các em sẽ dễ dàng tiếp thu được tất cả nội dung mà người giáo viên cần truyền đạt hơn.
Khi các em viết theo kiểu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như vậy, bắt buộc mắt của các em cũng phải đọc theo một trình tự như vậy thì mới hiểu được nội dung. Tuy nhiên, nó lại được viết một cách nhàm chán, đơn điệu, sử dụng ít màu sắc, không thể hiển sự khác nhau giữa các điểm chính trong bài. Do đó, để ghi nhớ thông tin, các em phải dành nhiều thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần, mà quá trình đọc đi đọc lại như vậy, nếu không có sự hỗ trợ của giáo viên thì đôi lúc các em có thể gặp khó khăn hoặc không thể nào nhớ được hết toàn bộ nội dung.
Trong thực tế học tập trong trường học ngày nay đòi hỏi học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực nhằm phát triển tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, các em có thể gặp phải vấn đề trong việc thể hiện ý tưởng của mình, thảo luận và trao đổi suy nghĩ của mình với bạn bè. Đặc biệt khi được yêu cầu làm một bài phát biểu hoặc bài thuyết trình, đa phần các em thường cảm thấy bối rối khi không làm thế nào để tổ chức và trình bày ý kiến của mình mặc dù khả năng trình bày rõ ràng là rất quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Để việc thuyết trình không khó khăn đòi hỏi phải có các công cụ giảng dạy và học tập.
Sơ đồ tư duy không phải là một khái niệm đặc biệt và mới mẻ; ý tưởng sử dụng một hình ảnh để giúp tổ chức suy nghĩ, ý tưởng đã được đưa ra khá lâu để nâng cao chất lượng học tập, suy nghĩ tập trung, và giảm sự trì hoãn của quá trình ghi nhớ.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm sắp xếp ý nghĩ.
Sơ đồ tư duy hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngôn ngữ dạy học và học tập nói chung. Nó có thể giúp học sinh lưu ý, học từ vựng, xem xét các bài học, và tổ chức các bài học một cách có hệ thống. Từ những lý do trên và nhận thức được lợi thế của phương pháp này cho học sinh khi chuẩn bị một bài thuyết trình, hoặc một bài phát biểu, tôi đã chọn đề tài: “ Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn Tiếng Anh lớp 8” để nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế tại đơn vị công tác với mong muốn đem lại những mặt tích cực trong công tác dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đặc biệt kĩ năng thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh.
II. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của bài nghiên cứu bao gồm:
- Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh.
- Phát triển toàn diện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
- Phát triển khả năng quan sát, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học sinh làm việc nhóm.
- Phát huy tính sáng tạo, chủ động học tập, nghiên cứu.
- Để nhấn mạnh tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình trong việc học Tiếng Anh.
- Để gợi ý cách sử dụng sơ đồ tư duy giúp cải thiện kĩ năng thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh.
- Để cung cấp một công cụ dạy học hữu ích cho giáo viên Tiếng Anh khi chuẩn bị các bài học nói Tiếng Anh.
- Học sinh sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra ý kiến, giúp việc học trở nên dễ dàng hơn với các em từ đó kết quả học tập được nâng lên.
- Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy.
- Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế yêu cầu phải có sự hài hòa về màu sắc, các đường nét, các nhánh.
- Học sinh biết cách học và tự học một cách có chủ đích, không thuộc lòng, thuộc một cách máy móc, góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh.
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáo tạo của học sinh vì các em có thể diễn đạt theo ý mình dựa trên những từ khóa chính, không nhất thiết phải nhớ hết từng từ một của nội dung.
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển cho học sinh về phẩm chất và năng lực.
Các em phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm... Giúp học sinh phát triển hai loại năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực đặc thù: năng lực tư duy, năng lực giao tiếp……
III. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành thông qua một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Các văn bản của ngành Giáo dục và đào tạo, của trường.
+ Các tài liệu nâng cao, chuyên đề...
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát và hướng dẫn học sinh làm thế nào để tạo ra một sơ đồ tư duy.
+ Phương pháp thực hành (đòi hỏi học sinh thực hành thuyết trình thông qua sơ đồ tư duy).
+ Phương pháp so sánh (đòi hỏi học sinh so sánh sơ đồ tư duy theo nhóm, cặp).
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu:
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên về mặt không gian đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi Trường THCS ............... - ............... - ................
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 8A, 8B, 8C, 8D Trường THCS ............... - ............... - ................
- Thời gian: Từ 9/20.... đến 4/20....
................
Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ sáng kiến kinh nghiệm
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị luận câu nói Một quyển sách tốt là một người bạn hiền
-
Đoạn văn nghị luận về tình yêu thiên nhiên của con người (Dàn ý + 14 Mẫu)
-
Tả cánh đồng lúa chín - 4 dàn ý & 40 bài văn tả cánh đồng lúa lớp 5
-
Dàn ý nghị luận về thái độ sống tích cực (5 Mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về thói giấu dốt của học sinh hiện nay (Dàn ý + 4 Mẫu)
-
Viết 1 đoạn văn ngắn bằng tiếng Anh về bộ phim Harry Potter (Cách viết + 10 Mẫu)
-
Kiến thức cơ bản môn Toán lớp 2 (Phần 1)
-
Phân tích truyện ngắn Những dòng chữ diệu kỳ
-
Mẹ dạy con Toán: 31 điều cần nhớ Toán lớp 2
-
Nghị luận về sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập môn Khoa học tự nhiên
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Anh 8 Global Success
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD 9 (Chương trình mới)
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phương pháp STEM trong giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn 9 Cánh diều
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Mầm non
10.000+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái
10.000+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
10.000+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9
100+