Soạn bài Tự đánh giá: Quê người Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 54 sách Cánh diều tập 1
Văn bản Quê người sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học tập của môn Ngữ văn. Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Tự đánh giá: Quê người.
Tài liệu sẽ vô cùng hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về tác phẩm này. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Tự đánh giá: Quê người
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta/Cũng trắng màu mây bay phía xa/Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”?
A. Ẩn dụ
B. Nói giảm, nói tránh
C. Điệp
D. Đối
Câu 2. Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?
A. Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
B. Cây lá, dáng phố phường, màu mây trắng
C. Nếp nhà dân, bụi đường, nắng
D. Cây lá, nếp nhà dân, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Câu 3. Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?
A. Xa lạ
B. Gần gũi
C. Thú vị
D. Băn khoăn
Câu 4. Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?
A. Day dứt, trăn trở
B. Bông đùa, hóm hỉnh
C. Thân mật, suồng sã
D. Cổ kính, trang trọng
Câu 5. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?
A. Biết rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 1) và ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 3)
B. Ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 3)
C. Tự nhủ mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và say sưa khám phá cảnh đẹp của quê người (khổ thơ 3)
D. Hứng thú trước vẻ đẹp khác lạ của quê người (khổ thơ 1) và phát hiện ra cảnh quê người và quê nhà giống nhau kì lạ (khổ thơ 3)
Câu 6. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?
Câu 7. Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.
Câu 8. Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người”?
Câu 9. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Câu 10. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.
Gợi ý:
Câu 1. C
Câu 2. A
Câu 3. A
Câu 4. A
Câu 5. B
Câu 6.
Bài thơ thể hiện tâm trạng, hoàn cảnh của tác giả khi đang ở nơi đất khách quê người.
Câu 7.
Tác giả đang đứng ở nơi đất khách quê người, ngước nhìn bầu trời với đám mây trắng, đưa mắt ra xa nhìn về phía dãy núi với ánh nắng hanh vàng rồi lại ngó xuống mũi giày mà lòng đầy bâng khuâng, da diết nhớ về quê hương.
Câu 8.
Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bắt gặp những cảnh vật quen thuộc, cứ ngỡ là đang ở quê hương. Nhưng đến khổ thơ cuối, tác giả đã ý thức được mình đang ở quê người với nhiều điều còn xa lạ. Từ đó, nỗi nhớ quê hương được bộc lộ một cách chân thực, sinh động hơn.
Câu 9.
Hình ảnh yêu thích nhất là hình ảnh nhân vật trữ tình ngó xuống mũi giày nhìn lữ thứ, khắc họa tâm trạng buồn bã, nỗi nhớ về quê hương.
Câu 10.
Gợi ý:
Đến với bài thơ Quê người, tôi đã cảm nhận được một tấm lòng nhớ quê hương đầy da diết. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang đứng ở một nơi xa lạ, cố gắng tìm kiếm hình bóng quê hương qua những cảnh vật tưởng chừng quen thuộc mà nơi nào cũng bắt gặp. Đó là nắng, mây, núi, các dãy nhà, nhưng rồi càng nhìn ngắm kĩ, càng nhận ra mọi sự vật đều trở nên xa lạ. Bởi nơi đây không phải là quê hương, điều này đã khiến nỗi cô đơn càng thêm bủa vây lấy tâm hồn nhân vật trữ tình. Khổ thơ cuối giống như một lời dặn lòng, vì quá nhớ quê mà đành nhìn mây trắng, nắng hanh. Dẫu vậy, nhân vật trữ tình vẫn cảm thấy mình chỉ như người lữ khách qua đường, đến cả hạt bụi bám trên giày cũng là bụi quê người. Bài thơ đã gây cho tôi nhiều ấn tượng, cảm nhận sâu sắc.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022 - 2023
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
-
Soạn bài Tự đánh giá: Gói thuốc lá Cánh diều
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
Mới nhất trong tuần
-
Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô
100+ -
Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được tác giả khắc họa như thế nào
100+ -
Nhan đề Thi nói khoác gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung văn bản?
100+ -
Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ
100+ -
Phân tích đặc điểm tính cách của hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống
100+ -
Hai câu đề bài thơ Vịnh khoa thi Hương cho thấy kì thi có gì đặc biệt
100+ -
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa bài thơ Mời trầu với bài ca dao
100+ -
Phân tích đặc điểm tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh
100+ -
Cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc trong hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya
100+ -
Phân tích hai câu thơ cuối bài Cảnh khuya
100+