Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô Soạn bài Chiếu dời đô CD
Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô là câu hỏi số 2 trong bài soạn Chiếu dời đô, thuộc SGK Ngữ văn 8 tập 1. Bạn đọc có thể tham khảo tài liệu để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.
Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu hãy trình bày lí do cần dời đô
Mẫu tham khảo số 1
- Nhắc lại lịch sử dời đô của các vương triều hưng thịnh ở Trung Quốc:
- Nhà Thương: năm lần dời đô; nhà Chu: ba lần dời đô
- Lí do dời đô của nhà Thương và nhà Chu: đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời… hễ thấy thuận tiện thì đổi.
- Kết quả của việc dời đô: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh
=> Những tấm gương sáng chứng minh dời đô là việc “thường niên” của các triều đại lịch sử.
- Phê phán hai nhà Đinh, Lê:
- Khinh thường mệnh trời.
- Không biết noi theo các tấm gương sáng của hai nhà Thương, Chu.
- Hậu quả: triều đại ngắn ngủi, nhân dân không thể phát triển được.
=> Kinh đô cũ ở cùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp.
=> Cơ sở đầy thuyết phục để khẳng định dời đô là điều nên làm của các triều đại hưng thịnh, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà Lý lúc bấy giờ đang rất cần một nơi hội tụ đầy đủ linh khí, sức mạnh đất trời để phát triển.
Mẫu tham khảo số 2
Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm khẳng định việc dời đô là tất yếu, hợp tình.
Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở cùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp vì:
- Hai nhà Đinh, Lê tự làm theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ nhà Thương Chu.
- Triều đại không hưng thịnh, vận nước ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi.
- Việc đóng đô của hai triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của cả hai triều chưa đủ mạnh (vẫn còn dựa vào thế núi sông).
=> Việc dời đô là điều tất yếu.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tuyển tập 28 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4 theo Thông tư 22
-
Phân tích nhân vật người Mẹ trong truyện Cúc áo của mẹ
-
Bài thu hoạch đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
-
Thuyết minh về động Phong Nha - Kẻ Bàng (Dàn ý + 10 mẫu)
-
Đoạn văn nghị luận về xả rác bừa bãi (11 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận ý nghĩa của sự lắng nghe
-
Phân tích tác phẩm Bến thời gian của Tạ Duy Anh
-
Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật bài Bến đò ngày mưa
-
Những tình huống sư phạm thường gặp của giáo viên Mầm non và cách giải quyết
-
Thuyết minh về Vịnh Hạ Long (Sơ đồ tư duy)
Mới nhất trong tuần
-
Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô
100+ -
Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được tác giả khắc họa như thế nào
100+ -
Nhan đề Thi nói khoác gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung văn bản?
100+ -
Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ
100+ -
Phân tích đặc điểm tính cách của hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống
100+ -
Hai câu đề bài thơ Vịnh khoa thi Hương cho thấy kì thi có gì đặc biệt
100+ -
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa bài thơ Mời trầu với bài ca dao
100+ -
Phân tích đặc điểm tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh
100+ -
Cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc trong hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya
100+ -
Phân tích hai câu thơ cuối bài Cảnh khuya
100+