Phân tích hai câu thơ cuối bài Cảnh khuya Soạn bài Cảnh khuya CD
Phân tích hai câu thơ cuối bài Cảnh khuya là câu hỏi số 3 trong SGK Ngữ văn 8 tập 2. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Đề bài: Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?
Phân tích hai câu thơ cuối bài Cảnh khuya
Mẫu tham khảo số 1
- Câu “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu:
- Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
- Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.
- Câu “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ:
- Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
- Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.
=> Qua hai câu thơ, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.
Mẫu tham khảo số 2
Trong bức tranh thiên nhiên đó, con người đã xuất hiện với nỗi lòng suy tư:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Con người xuất hiện với tư cách là trung tâm trong bức tranh thiên nhiên. Nhân vật trữ tình trong “Cảnh khuya” hiện lên với trạng thái “chưa ngủ”. Có lẽ vì bức tranh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng? Hay vì nỗi băn khoăn, lo lắng nào khác? Câu thơ cuối cùng đã giải thích lí do - “vì lo nỗi nước nhà”. Bác một lòng lo cho nhân dân, cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Cụm từ “chưa ngủ” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Từ đó, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên thật đẹp đẽ, vị đại - một con người luôn vì nước, vì dân.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị luận về tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
-
KHTN 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
-
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa - In trong Gió lạnh đầu mùa (1937)
-
Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài Chiều tối
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người (Sơ đồ tư duy)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Viết bài văn nghị luận so sánh cảm hứng chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương III Hình học lớp 9 (Có ma trận)
-
Nghị luận về tình trạng nói dối ở giới trẻ
-
Phân tích Những ngày mới của Thạch Lam
Mới nhất trong tuần
-
Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô
100+ -
Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được tác giả khắc họa như thế nào
100+ -
Nhan đề Thi nói khoác gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung văn bản?
100+ -
Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ
100+ -
Phân tích đặc điểm tính cách của hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống
100+ -
Hai câu đề bài thơ Vịnh khoa thi Hương cho thấy kì thi có gì đặc biệt
100+ -
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa bài thơ Mời trầu với bài ca dao
100+ -
Phân tích đặc điểm tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh
100+ -
Cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc trong hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya
100+ -
Phân tích hai câu thơ cuối bài Cảnh khuya
100+