Toán lớp 5 Bài 75: Em làm được những gì? Giải Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 46, 47
Giải Toán lớp 5 trang 46, 47 sách Chân trời sáng tạo tập 2 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 75: Em làm được những gì của Chủ đề 6: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ.
Giải SGK Toán 5 trang 46, 47 Chân trời sáng tạo tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 5 Em làm được những gì Chân trời sáng tạo
Giải Toán 5 Chân trời sáng tạo Tập 2 trang 46, 47 - Luyện tập
Bài 1
Bạn Hội làm một cái hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 3 dm. Bạn xếp các hình lập phương vào đầy hộp. Hỏi:
a) Nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 dm3 thì xếp được bao nhiêu hình?
b) Nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 cm3 thì xếp được bao nhiêu hình?
(Biết bề dày của bìa không đáng kể.)
Hướng dẫn giải:
a) Thể tích cái hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật là:
5 × 4 × 3 = 60 (dm3) = 60 000 cm3
Nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 dm3 thì xếp được số hình là:
60 : 1 = 60 (hình)
b) Nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 cm3 thì xếp được số hình là:
60 000 : 1 = 60 000 (hình)
Bài 2
Câu nào đúng, câu nào sai?
Một hình hộp chữ nhật có các mặt đối diện cùng màu và ba kích thước cùng đơn vị đo.
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
b) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng 2 lần tổng diện tích ba mặt màu đỏ, xanh và vàng.
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng 2 lần tổng diện tích mặt màu vàng và 2 lần diện tích mặt màu đỏ cộng 2 lần diện tích xanh.
c) Thể tích của hình hộp chữ nhật bằng diện tích mặt màu đỏ nhân với chiều dài.
Hướng dẫn giải:
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích đáy nhân với chiều cao. S
Giải thích
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
b) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng 2 lần tổng diện tích ba mặt màu đỏ, xanh và vàng. Đ
c) Thể tích của hình hộp chữ nhật bằng diện tích mặt màu đỏ nhân với chiều dài. Đ
Bài 3
Chọn ý trả lời đúng.
Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước đã cho như hình bên.
a) Diện tích xung quanh của hộp là:
A. 375 cm2 |
B. 750 cm |
C. 750 cm2 |
D. 750 cm3 |
b) Diện tích toàn phần của hộp là:
A. 2150 cm2 |
B. 2800 cm2 |
C. 3550 cm2 |
D. 7 000 cm2 |
c) Thể tích của hộp là:
A. 7000 dm3 |
B. 700 dm3 |
C. 70 dm3 |
D. 7 dm3 |
Hướng dẫn giải:
a) Đáp án đúng là: C
b) Đáp án đúng là: C
c) Đáp án đúng là: D
Bài 4
Bể kính thứ nhất có dạng hình lập phương cạnh 4 dm và chứa đầy nước. Bể kính thứ hai có dạng hình hộp chữ nhật và đang không có nước. Đổ hết nước từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thì vừa đầy. Biết bể thứ hai có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm. Tính chiều cao của bể thứ hai. (Biết bề dày kính không đáng kể.)
Hướng dẫn giải:
Thể tích bể kính thứ nhất là:
4 × 4 × 4 = 64 (dm3)
Chiều cao của bể thứ hai là:
64 : 5 : 4 = 3,2 (dm)
Đáp số: 3,2 dm
Bài 5
Một cái bể có dạng hình lập phương cạnh 1,5 m.
a) Người ta sơn xung quanh cái bể bằng sơn màu xanh và màu đỏ. Biết diện tích sơn màu đỏ bằng 50% diện tích sơn màu xanh. Hỏi diện tích sơn màu đỏ là bao nhiêu mét vuông?
b) Nếu 80% thể tích của bể đang chứa nước thì trong bể có bao nhiêu lít nước? (Biết bề dày thành bể không đáng kể.)
Hướng dẫn giải:
a) Diện tích xung quanh cái bể có dạng hình lập phương là:
1,5 × 1,5 × 4 = 9 (m2)
Vì diện tích sơn màu đỏ bằng 50% diện tích sơn màu xanh. Vậy tỉ số diện tích sơn màu đỏ và diện tích sơn màu xanh là \(\frac{1}{2}\)
Theo đề bài, ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2 = 3 (phần)
Giá trị của một phần hay diện tích sơn màu đỏ là:
9 : 3 = 3 (m2)
Diện tích sơn màu xanh là:
9 – 3 = 6 (m2)
b) Thể tích của bể là:
1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375 (m3)
80% thể tích của bể là:
3,375 × 80% = 2,7 (m3) = 2700 dm3
Vì 1 dm3 = 1l nên trong bể có 2700 lít nước
Đáp số:
a) Sơn đỏ: 3 m2
Sơn xanh: 6 m2
b) 2700 lít nước
Bài 6
Người ta đóng gói các hộp kẹo theo từng lốc, mỗi lốc có 4 hộp. Cứ 8 lốc xếp được một thùng. Mỗi hộp kẹo có thể tích là 0,5 dm3. Hỏi thùng kẹo có thể tích là bao nhiêu mét khối? (Biết thể tích các khe và bề dày vỏ thùng không đáng kể.)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Mít Tơ HiệpThích · Phản hồi · 0 · 13/04/23
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Toán lớp 5 Bài 86: Em làm được những gì?
100+ -
Toán lớp 5 Bài 85: Thời gian
5.000+ -
Toán lớp 5 Bài 84: Quãng đường
1.000+ -
Toán lớp 5 Bài 83: Vận tốc
1.000+ -
Toán lớp 5 Bài 82: Em làm được những gì?
100+ -
Toán lớp 5 Bài 81: Chia số đo thời gian
1.000+ -
Toán lớp 5 Bài 80: Nhân số đo thời gian
100+ -
Toán lớp 5 Bài 79: Trừ số đo thời gian
5.000+ -
Toán lớp 5 Bài 78: Cộng số đo thời gian
10.000+ 2 -
Toán lớp 5 Bài 77: Các đơn vị đo thời gian
100+