Sinh học 12 Bài 2: Sự biểu hiện của thông tin di truyền Giải Sinh 12 Cánh diều trang 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Giải Sinh 12 bài 2: Sự biểu hiện của thông tin di truyền giúp các em học sinh lớp 12 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK Sinh học 12 Cánh diều trang 12→18.
Soạn Sinh 12 Cánh diều bài 2 giúp các em học sinh lớp 12 hiểu được kiến thức về mã di truyền và quá trình dịch mã để học tốt chủ đề 1 Cơ sở phân tử của sự di truyền và biến dị. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 12 bài 2 Cánh diều trang 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 mời các bạn cùng tải tại đây.
Sinh học 12 Bài 2: Sự biểu hiện của thông tin di truyền
Trả lời Hình thành kiến thức kỹ năng
Câu hỏi trang 12
Phân biệt các loại RNA dựa vào cấu trúc và chức năng.
Gợi ý đáp án
Loại RNA |
Cấu trúc |
Chức năng |
mRNA |
Là một chuỗi polynucleotide (chứa hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân) dạng mạch thẳng, không có liên kết bổ sung cục bộ. |
Được dùng làm khuôn để tổng hợp protein ở ribosome. |
tRNA |
Là một chuỗi polynucleotide (80 – 100 đơn phân) nhưng các vùng khác nhau trong một mạch lại tự bắt đôi bổ sung với nhau bằng các liên kết hydrogen theo kiểu (A-U, G-C) tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng rất phức tạp. |
Làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid đến ribosome và tiến hành dịch mã. |
rRNA |
Là một chuỗi polynucleotide (chứa hàng nghìn đơn phân) trong đó 70% số nucleotide có liên kết bổ sung. |
Tham gia cấu tạo nên ribosome, nơi tiến hành tổng hợp protein. |
Câu hỏi trang 13
Quan sát hình 2.2 và mô tả các giai đoạn phiên mã.
Gợi ý đáp án
Quá trình phiên mã gồm có 3 giai đoạn là khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
Bước 1: Khởi đầu
ADN được cuộn xoắn đồng thời liên kết với protein. Khi nhận biết tín hiệu phiên mã, đoạn ADN gốc sẽ dãn xoắn để lộ ra vùng điều hòa. Lúc này, ARN polymerase phát hiện mạch mã gốc và bám vào trượt trên mạch gốc ADN theo chiều 3' - 5 '. Yếu tố sigma là nhân tốc giúp nhận biết điểm khởi đầu phiên mã.
Bước 2: Kéo dài chuỗi
Khi bắt đầu tổng hợp ARN , yếu tố sigma rời khỏi phức hệ phiên mã. Tiếp đó, enzyme ARN polymerase trượt trên mạch gốc ADn đồng thời các Nucleotit tự do lần lượt liên kết với các nucleotide trên ADN theo nguyên tắc bổ sung:
A trên mạch gốc ADN = U trên ARN
T trên mạch gốc ADN = A trên ARN
G trên mạch gốc ADN = X trên ARN
X trên mạch gốc ADN = G trên ARN
Để các Nu mới liên kết với nhau bằng liên kết potphodieste, hình thành một chuỗi poliribonucleotit liên tục có chiều 5 ' - 3' cần sử dụng năng lượng ATP.
Các đoạn ARN pol đã đi qua lập tức đóng xoắn lại trả về dạng ADN kép như ban đầu.
Đây là giai đoạn chiếm phần lớn thời gian của quá trình phiên mã.
Bước 3: Kết thúc
Khi tín hiệu kết thúc phiên mã được phát ra, ARN pol ròi khỏi ADN và tái kết với yếu tố sigma để sử dụng lại ở các lần phiên mã tiếp theo. Cuối cùng hai mạch của gen liên kết trở lại với nhau.
Câu hỏi trang 14
Quan sát hình 2.3 và mô tả quá trình phiên mã ngược
Gợi ý đáp án
Bước 1: Enzyme reverse transcriptase xác tác tổng hợp mạch bổ sung cho RNA ban đầu.
Bước 2: Phân hủy mạch RNA ban đầu nhờ hoạt tính RNase H
Bước 3: Tổng hợp mạch DNA thứ hai tạo cDNA bổ sung.
Giải Luyện tập Sinh học 12 Bài 2
Luyện tập trang 17
Những yếu tố nào đảm bảo tính chính xác của sự dịch mã thông tin di truyền từ mRNA sang protein?
Gợi ý đáp án
Những yếu tố nào đảm bảo tính chính xác của sự dịch mã thông tin di truyền từ mRNA sang protein: sự bắt cặp chính xác của bộ ba đối mã và bộ ba mã hóa.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Sinh học 12 Bài 14: Di truyền học người
100+ -
Sinh học 12 Bài 13: Di truyền học quần thể
100+ -
Sinh học 12 Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính
100+ -
Sinh học 12 Bài 11: Hệ gene, công nghệ gene và ứng dụng
100+ -
Sinh học 12 Bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình
100+ -
Sinh học 12 Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân
100+ -
Sinh học 12 Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene và hoán vị gene
100+ -
Sinh học 12 Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel
100+ -
Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
100+ -
Sinh học 12 Bài 6: Đột biến nhiễm sắc thể
100+