Phương trình đường tròn: Lý thuyết và các dạng bài tập Chuyên đề phương trình đường tròn Toán 10
Phương trình đường tròn là một trong những kiến thức rất thú vị, vừa khó vừa hay, và được sử dụng nhiều trong các bài toán Oxy.
Nhằm cung cấp thêm nền tảng kiến thức về chuyên đề Phương trình đường tròn cũng như cũng cố thêm kỹ năng giải bài tập Toán 10, Eballsviet.com xin giới thiệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về phương trình đường tròn. Hi vọng đây tài liệu bổ ích giúp các bạn sẽ thêm yêu môn Hình học. Chúc các bạn học tốt.
Lý thuyết và bài tập phương trình đường tròn
1. Lập phương trình đường tròn có tâm và bán kính cho trước
Phương trình đường tròn có tâm I (a; b), bán kính R là :
\({(x - a)^2} + {(y - b)^2} = {R^2}\)
2. Nhận xét
Phương trình đường tròn\({(x - a)^2} + {(y - b)^2} = {R^2}\) có thể được viết dưới dạng
\({x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0\)
trong đó \(c = {a^2} + {b^2} - {R^2}\)
Ngược lại, phương trình \({x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0\) là phương trình của đường tròn (C) khi và chỉ khi
\({a^2} + {b^2}-c>0.\) Khi đó đường tròn (C) có tâm I(a; b) và bán kính R =
\(\sqrt{a^{2}+b^{2} - c}\)
3. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
Cho điểm \({M_0}({x_0};{y_0})\) nằm trên đường tròn (C) tâm I(a; b).Gọi ∆ là tiếp tuyến với (C) tại M_0
Ta có \(M_0\) thuộc ∆ và vectơ
\(\vec{IM_{0}}=({x_0} - a;{y_0} - b)\) là vectơ pháp tuyến cuả ∆
Do đó ∆ có phương trình là:
\(({x_0} - a)(x - {x_0}) + ({y_0} - b)(y - {y_0}) = 0\)
Phương trình (1) là phương trình tiếp tuyến của đường tròn \({(x - a)^2} + {(y - b)^2} = {R^2}\) tại điểm
\(M_0\) nằm trên đường tròn.
4. Xác định tâm và bán kính của đường tròn
- Nếu phương trình đường tròn (C) có dạng: \((x-a)^{2}+(y-b)^{2}=R^{2}\) thì (C) có tâm I(a;b) và bán kính R.
Nếu phương trình đường tròn (C) có dạng: \(x^{2}+y^{2}+2 a x+2 b y+c=0\) thì
Biến đổi đưa về dạng \((x-a)^{2}+(y-b)^{2}=R^{2}\)
Một số bài tập áp dụng
Bài 1. Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình dường tròn. Tìm tâm và bán kinh của đường tròn đó:
a) \(x^{2}+y^{2}-2 x-2 y-2=0\)
b) \(x^{2}+y^{2}-6 x+4 y-12=0\)
c) \(x^{2}+y^{2}+2 x-8 y+1=0\)
d) \(x^{2}+y^{2}-6 x+5=0\)
e) \(16 x^{2}+16 y^{2}+16 x-8 y=11\)
f) \(7 x^{2}+7 y^{2}-4 x+6 y-1=0\)
g) \(2 x^{2}+2 y^{2}-4 x+12 y+11=0\)
\(x^{2}+y^{2}-6 x+2 y \ln m+3 \ln m+7=0\)
h) \(4 x^{2}+4 y^{2}+4 x-5 y+10=0\)
Bài 2. Tìm m để các phương trình sau là phương trình đường tròn
a) \(x^{2}+y^{2}+4 m x-2 m y+2 m+3=0\)
b) \(x^{2}+y^{2}-2(m+1) x+2 m y+3 m^{2}-2=0\)
c) \(x^{2}+y^{2}-2(m-3) x+4 m y-m^{2}+5 m+4=0\)
d) \(x^{2}+y^{2}-2 m x-2\left(m^{2}-1\right) y+m^{4}-2 m^{4}-2 m^{2}-4 m+1=0\)
Bài 3. {*} Tìm m đề các phương trình sau là phương trình đường tròn:
a) \(x^{2}+y^{2}-6 x+2 y \ln m+3 \ln m+7=0\)
b)\(x^{2}+y^{2}-2 x+4 y+\ln (m-2)+4=0\)
c) \(x^{2}+y^{2}-2 e^{2 m} x+2 e^{m} y+6 e^{2 m}-4=0\)
d) \(x^{2}+y^{2}-2 x \cos m+4 y+\cos ^{2} m-2 \sin m+5=0\)
e)\(x^{2}+y^{2}-4 x \cos m+2 y \sin m-4=0\)
5. Lập phương trình đường tròn
Để lập phương trình đường tròn (C) ta thường cần phải xác định tâm I (a; b) và bán kính R
của (C). Khi đó phương trình đường tròn (C) là:
\((x-a)^{2}+(y-b)^{2}=R^{2}\)
+ Dạng 1: (C) có tâm I và đi qua điểm A.
– Bán kính R = IA.
+ Dạng 2: (C) có tâm I và tiếp xúc với đường thẳng
- Bán kính \(R=d(I, \Delta)\)
+ Dạng 3: (C) có đường kính AB.
– Tâm I là trung điểm của AB.
+ Dạng 4: (C) đi qua hai điểm A, B và có tâm I nằm trên đường thẳng .
– Viết phương trình đường trung trực d của đoạn AB.
– Xác định tâm I là giao điểm của d
– Bán kính R = IA
+ Dạng 5: (C) đi qua hai điểm A, B và tiếp xúc với dường thẳng \(\Delta\)
– Viết phương trình đường trung trực d của đoạn AB
+ Dạng 6: (C) đi qua điểm A và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta\) tại điểm B
- Viết phương trình đường trung trực d của đoạn AB
..................
Một số bài tập vận dụng
Bài 1. Viết phương trình đường tròn có tâm I và đi qua điểm A, với: dạng 1
a) \(\mathrm{I}(2 ; 4), \mathrm{A}(-1 ; 3)\)
b)\(\mathrm{I}(-3 ; 2), \mathrm{A}(1 ;-1)\)
c) \(\mathrm{I}(-1 ; 0), \mathrm{A}(3 ;-11)\)
d) \(\mathrm{I}(1 ; 2), \mathrm{A}(5 ; 2)\)
Bài 2. Viết phương trình đường tròn có tâm I và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta\) với dạng 2
a) \(I(3 ; 4), \Delta: 4 x-3 y+15=0\)
b) \(I(2 ; 3), \Delta: 5 x-12 y-7=0\)
c) \(I(-3 ; 2), \Delta \equiv O x\)
d) \(I(-3 ;-5), \Delta \equiv O y\)
Bài 3. Viết phương trình đường tròn có đường kính AB, với: (dạng 3)
a) \(\mathrm{A}(-2 ; 3), \mathrm{B}(6 ; 5)\)
b) \(\mathrm{A}(0 ; 1), \mathrm{C}(5 ; 1)\)
c) \(\mathrm{A}(-3 ; 4), \mathrm{B}(7 ; 2)\)
d) \(\mathrm{A}(5 ; 2), \mathrm{B}(3 ; 6)\)
Bài 4. Viết phương trình đường tròn đi qua hai điểm A, B và có tâm I nằm trên đường thẳng, với: (dạng 4)
a) \(A(2 ; 3), B(-1 ; 1), \Delta: x-3 y-11=0\)
b) \(A(0 ; 4), B(2 ; 6), \Delta: x-2 y+5=0\)
c)\(A(2 ; 2), B(8 ; 6), \Delta: 5 x-3 y+6=0\)
............................
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
5.000+ 1 -
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
1.000+ -
Phân tích tác phẩm Bà lão lòa của Vũ Trọng Phụng (2 Mẫu)
1.000+ -
Dàn ý nghị luận về ứng xử trên không gian mạng (6 Mẫu)
10.000+ -
Viết bài luận về bản thân (Dàn ý + 4 Mẫu)
10.000+ 1 -
Phân tích tác phẩm Một bữa no (2 Mẫu)
10.000+ -
Phân tích bài thơ Xuân về (Dàn ý + 8 Mẫu)
100.000+ -
Phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết
1.000+ 1 -
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
10.000+ -
Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (6 mẫu)
10.000+