Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 204 - 2025 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử - Địa lí sách KNTT, CTST, Cánh diều (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2025 theo cấu trúc mới, giới hạn kiến thức ôn tập học kì 2, giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm để ôn thi học kì 2 năm 2024 - 2025 hiệu quả.

Đề cương học kì 2 Lịch sử - Địa lí 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới gồm có trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn và tự luận. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com.

1. Đề cương học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X.

Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt.

Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý

1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình người Việt đã làm gì?

A. Học chữ Hán và viết chữ Hán.
B. Không chấp nhận ngôn ngữ và chữ viết ngoại lai.
C. Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
D. Tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

Câu 2. Dưới thời Bắc thuộc tư tưởng, tôn giáo nào được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên cùng với văn hóa truyền thống của mình?

A. Phật giáo, Nho giáo
B. Nho giáo, Thiên chúa giáo
C. Phật giáo, Thiên chúa giáo
D. Đạo giáo, Thiên chúa giáo

Câu 3. Trước sự “đồng hóa” về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc người Việt đã làm gì?

A. Học theo lễ nghi, phong tục tập quán của người Hán.
B. Bài trừ không theo lễ nghi, phong tục tập quán của người Hán.
C. Sinh hoạt theo nếp sống riêng của mình
D. Duy trì nếp sống riêng, tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp.

Câu 4. Chiến thắng nào của dân tộc ta đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc?

A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 981.
D. Đánh tan quân Nam Hán năm 931.

Câu 5. Tín ngưỡng nào của người Việt thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn?

A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Sùng bái vật tổ.
C. Thờ cúng lực lượng tự nhiên.
D. Thờ cúng thần Mặt trời.

...

1.2. Trắc nghiệm đúng sai: Trong mỗi ý học sinh chọn đúng hoặc sai.

Trong các đặc điểm sau đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về yếu tố phản ánh sức sống của nền văn hóa bản địa của người Việt trong thời Bắc thuộc:

A. Tiếp thu chữ Hán để truyền đạt văn hóa.
B. Tiếp tục truyền lại tiếng Việt qua nhiều thế hệ.
C. Duy trì tục nhuộm răng đen.
D. Tôn sùng tư tưởng pháp gia của Trung Hoa.

1.3. Trắc nghiệm câu trả lời ngắn: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ liệu dưới đây:

Thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X theo gợi ý sau:

Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Tên người lãnh đạo Địa danh bùng nổ cuộc khởi nghĩa
Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng    
Năm 248      
  Khởi nghĩa Lý Bí   Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
Năm 713      
Cuối thế kỉ VIII     Tống Bình (Hà Nội)

2. Tự luận (2 điểm)

Câu 1. Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào?

Câu 2. Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền là gì?

....

PHÂN MÔN ĐỊA LÝ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bài 22. Lớp đất trên Trái Đất

Bài 23. Sự sống trên Trái Đất

Bài 24. Rừng nhiệt đới

II. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý

1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Đất là gì?

A. Là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, đặc trưng bởi độ phì.
B. Là lớp vật chất dày, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo.
C. Là lớp vật chất mỏng bao phủ trên bề mặt các lục địa, đặc trưng bởi độ phì.
D. Là lớp vật chất tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa.

Câu 2. Tên các tầng đất là:

A. Tầng tích tụ, tầng nước, tầng không khí.
B. Tầng chứa mùn, tầng sinh vật, tầng đá mẹ.
C. Tầng chứa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ.
D. Tầng đá mẹ, tầng hữu cơ, tầng vô cơ.

Câu 3. Các thành phần chính của đất là:

A. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
B. không khí, nước, chất hữu cơ và khoáng.
C. cơ giới, không khí, khoáng và mùn.
D. nước, không khí, chất hữu cơ.

....

2. Đề cương học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6 CUỐI HK2 (2024 - 2025)

A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

I. Ghi chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1 . Nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?

A. 95.7%.
B. 90.2%.
C. 92.5%.
D. 97.5%.

Câu 2. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.
B. Trăng khuyết và không trăng.
C. Trăng tròn và trăng khuyết.
D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 3. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Dòng biển.
B. Sóng ngầm.
C. Sóng biển.
D. Thủy triều.

Câu 4. Độ muối trung bình của đại dương là

A. 32‰.
B. 34‰.
C. 35‰.
D. 33‰.

Câu 5. Biển và đại dương có vai trò quan trọng nhất nào đối với khí quyển của Trái Đất?

A. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.
B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước.
C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.
D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.

...

II. Xác định các câu hoặc mệnh đề dưới đây đúng hay sai. Ghi kết quả đúng (Đ) hoặc sai (S).

Câu 1: Nhiệt độ trung bình của biển và đại dương khoảng 17℃, tuy nhiên nhiệt độ thay đổi phụ thuộc và vị trí địa lí và điều kiện khí hậu.(…………)

Câu 2. Có nơi thủy triều lên - xuống hai lần trên ngày, gọi đó là bán nhật triều. (……)

Câu 3. Sóng là sự vận động tại chỗ của nước biển và đại dương, nguyên nhân sinh ra sóng là thủy triều. (…………)

Câu 4. Thủy triều có mối quan hệ chặt chẽ với Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất. Nhờ có sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng tạo ra thủy triều. (…………)

Câu 5. Chất vô cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, được phân hủy từ xác động vật, thực vật. (…………)

...

III. Viết câu trả lời ngắn cho các câu hỏi dưới đây

Câu 1. Tại sao thực vật ở vùng nhiệt đới phát triển phong phú?

Câu 2. Giải thích tại sao dân cư thường tập trung đông ở đồng bằng, ven biển?

Câu 3. Tại sao vùng núi cao, hoang mạc dân cư thưa thớt?

Câu 4. Rừng nhiệt đới có vai trò gì đối với môi trường?

Câu 5. Làm thế nào để con người có thể sinh sống ở những nơi có điều kiện khó khăn như vùng núi cao hay sa mạc?

Câu 6. Vai trò của sinh vật trong việc hình thành đất là gì?

Câu 7. Vì sao đất ở vùng đồi núi dễ bị rửa trôi, xói mòn?

Câu 8. Vì sao đá mẹ được xem là vật chất đầu tiên hình thành nên đất?

Câu 9. Vì sao cần phân bố dân cư hợp lý?

Câu 10. Việc dân số tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người và môi trường?

Câu 11. Nếu dân cư phân bố quá đông ở một khu vực, theo em, sẽ gây ra những vấn đề gì?

Câu 12. Vì sao cần tính mật độ dân số thay vì chỉ nhìn vào tổng số dân?

B. Tự luận

Câu 1. Chứng minh rằng sinh vật trên thế giới rất đa dạng? Nêu một số biện pháp để bảo vệ các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

Câu 2. Hiện nay, châu lục nào có nhiều thành phố đông dân nhất thế giới? Tại sao?

Câu 3. Phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh về đời sống, sản xuất và môi trường? Đề xuất những giải pháp?

....

3. Đề cương học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều

UBND HUYỆN….
TRƯỜNG THCS ….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ – LỚP 6

A. TRẮC NGHIỆM

I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN:

* Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng đã giành quyền kiểm soát thành nào?

A. Thành Tống Bình (Hà Nội).
B. Thành Mê Linh.
C. Thành Hoan Châu.
D. Thành Long Biên.

Câu 2. Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo người Việt nội dậy đấu tranh, chống lại cuộc xâm lược của

A. nhà Lương.
B. nhà Đường.
C. nhà Tống.
D. nhà Nam Hán.

Câu 3. Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.
B. nhà Ngô.
C. nhà Lương.
D. nhà Đường.

Câu 4. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm

A. 542.
B. 543.
C. 544.
D. 545.

Câu 5. Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân

A. Lương.
B. Ngô.
C. Hán.
D. Đường.

...

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI:

* Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu học sinh chọn đúng hoặc sai:

Câu 13. Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về kết quả cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Lý Bí

a) Ý chí không khuất phục trước ách đô hộ ngoại bang.

b) Khả năng lãnh đạo quân sự của các tướng lĩnh Việt Nam.

c) Sự phụ thuộc vào lực lượng ngoại bang để giành chiến thắng.

d) Mong muốn độc lập, tự do của dân tộc Việt.

Câu 14. Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những chính sách của Khúc Hạo nhằm nâng cao đời sống nhân dân:

a) Bình quân thuế ruộng.

b) Giảm thời gian lao dịch cho nông dân.

c) Cấm buôn bán với thương nhân nước ngoài.

d) Miễn thuế cho các hào trưởng.

...

III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN:

Câu 17. Chủ trương của cải cách Khúc Hạo là gì?

Câu 18. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) là gì?

Câu 19: Khúc Hạo thực hiện cải cách về tổ chức quân đội như thế nào?

Câu 20. Vì sao ở các vùng chí tuyến (thuộc đới nóng), các hoang mạc và bán hoang mạc lại phát triển?

Câu 21. Công dụng quan trọng nhất của nước ngầm đối với con người là gì?

Câu 22. Lớp nước bao phủ trên Trái Đất được gọi là gì?

B. TỰ LUẬN:

Câu 1. Đánh giá công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (938)?

Câu 2. Trình bày một số nhân tố hình thành đất?

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm