Chuyên đề phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8 Bài tập môn Toán lớp 8
Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng P(x)=Q(x) (x) là ẩn, trong đó vế trái và vế phải là hai biểu thức của cùng một biến x. Vậy cách giải phương trình bậc nhất 1 ẩn như thế nào? Mời các bạn lớp 8 cùng Eballsviet.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Chuyên đề phương trình bậc nhất một ẩn tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết, cách giải và một số bài tập có đáp án kèm theo ví dụ minh họa. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý ôn tập, củng cố kiến thức để nhanh chóng giải được các bài Toán 8. Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm Các dạng bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn, tổng hợp các dạng toán và phương pháp giải Toán 8.
Chuyên đề phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8
1. Phương trình một ẩn
Phương trình một ẩn: là một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x) .
Trong đó, vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
VD: 2x + 1 = x là một phương trình ẩn x
- 2t –5 = 3(4 –t) –7 là một phương trình ẩn t.
- x2+ 1 = x + 1; 2x5 = x3 + x;
- x +1 = 0; x2 - x =100
2. Phương trình tương đương
Hai phương trình được gọi là tương đương với nhau nếu chúng có cùng một tập tập nghiệm.
Kí hiệu :Hai phuơng trình tương đương với nhau, ta dùng ký hiệu
VD1 : * x –1= 0 x = 1
* x = 2 x - 2 = 0
VD2: Phương trình x + 1 = 0 có nghiệm là x = -1 à S1 = {-1}
Phương trình 4x = -4 có nghiệm là x = -1 à S2 = {-1}
Hãy so sánh 2 tập nghiệm của phương trình này? S1 = S2
Kết luận hai phương trình này tương đương với nhau.
3. Phương trình bậc nhất một ẩn.
Phương trình dạng ax +b = 0, với a và b là hai số đã cho và a 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn .
VD: 5x + 8 = 0: là phương trình bậc nhất một ẩn, trong đó a = 5; b = 8
-2x + 4 = 0: là phương trình bậc nhất một ẩn, trong đó a = -2; b= 4
-7x – 3 = 0: là phương trình bậc nhất một ẩn, trong đó a = -7; b = -3
4. Quy tắc biến đổi phương trình
Quy tắc chuyển vế: Trong phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu (+) đổi thành dấu (-) và dấu (-) đổi thành dấu (+)
VD:
a) Cho phương trình: x – 2 = 0, chuyển hạng tử -2 từ vế trái sang vế phải và đổi dấu thành +2 ta được x = 2
b) x – 4 = 0 ⇔ x = 4
c) \(\frac{3}{4}\)+ x = 0 ⇔ x =
\(-\frac{3}{4}\)
d) 0,5 – x = 0⇔ x = 0,5
Dấu :*Dấu tương đương : để chỉ 2 phương trình tương đương với nhau, tức là chúng có cùng tập nghiệm.
*Dấu suy ra : để chỉ 2 phương trình không tương đương với nhau, tức là chúng không có cùng tập nghiệm.
d)Quy tắc nhân với một số :
Trong một phương trình ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0. B = C.B (A,C # 0, B tùy ý)
VD : Cho phương trình: \(\frac{1}{2}x\ =\ 3\), nhân hai vế của phương trình với 2 ta được: x = 6
Trong một phương trình ta có thể chia cả hai vế cho cùng một số khác 0.
5. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Tổng quát , phương trình ax +b = 0( với a 0) được giải như sau :
ax + b = 0 a x = - b x = -b/a
Vậy phương trình bậc nhất một ẩn
ax +b = 0 luôn có một nghiệm duy nhất x = - b/a
VD: Giải phương trình 3x – 9 =0
3x = 9 (Chuyển – 9 từ vê trái sang vế phải và đổi dấu thành 9)
x= 3 ( chia cả hai vế cho 3)
GIẢI PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA VỀ DẠNG ax + b = 0
Các bước giải phương trình gồm:
B1: Quy đồng mẫu 2 vế.
B2: Nhân 2 vế với mẫu chung để khử mẫu.
B3: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang 1 vế, hằng số sang vế kia.
B4: Thu gọn và giải pt vừa nhận được.
Chú ý: *Khi giải một phương trình ta thường tìm cách biến đổi phương trình đó về dạng đơn giản nhất ax +b = 0 hay ax = - b
* Quá trình giải có thể dẫn đến hệ số của ẩn bằng 0. Khi đó phương trình có thể vô nghiệm hoặc vô số nghiệm
VD1: x+1 = x –1 x – x = -1 –1
0.x = - 2 .Phương trình vô nghiệm
VD2: x +1 = x+1
x – x = 1- 1 0.x = 0. Phương trình có vô số nghiệm. Hay nghiệm đúng với mọi x.
VD3: Giải phương trình: 0.x = x
Giải: Xét 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu x = 0, thì phương trình có dạng : 0.0 = 0 luôn đúng. Do đó, phương trình nhận giá trị x = 0 làm nghiệm.
- Trường hợp 2: Nếu x # 0, thì phương trình có dạng: 0.x = x phương trình vô nghiệm.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là: S =0
PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì tích bằng 0. Ngược lại, nếu tích bằng 0 thì ít nhất một trong các thừa số của tích bằng 0
a.b = 0 <=> a = 0 hoặc b = 0. (a,b là hai số)
Phương trình tích có dạng:
A(x).B(x) = 0
A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU THỨC
Khi biến đổi phương trình mà làm mất mẫu chứa ẩn của phương trình thì phương trình nhận được có thể không tương đương với phương trình đã cho. Bởi vậy khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta phải chú ý đến một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là điều kiện xác định của phương trình. Tìm điều kiện xác định của phương trình là tìm tất cả các giái trị của ẩn làm cho các mẫu thức trong phương trình đều khác 0
VD1: Tìm điều kiện xác định của mỗi phương trình sau :
\(a) \frac{2 x+1}{x-2}=1\)
\(b) \frac{2}{x-1}=1+\frac{1}{x+2}\)
Giải:
a) ĐXXD:\(x-2 \quad \# 0 \Leftrightarrow x \# 2\)
b) \(\mathrm{DKXD}:\left\{\begin{array}{l}x-1 \neq 0 \\ x+2 \neq 0\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x \neq 1 \\ x \neq-2\end{array}\right.\right.\)
****Cách giải
Bước 1: Tìm ĐKXĐ của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu hai vế của pt rồi khử mẫu.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: (Kết luận) Tìm các giá trị thoả mãn ĐKXĐ.
ĐKXĐ. VD: Giải pt chứa ẩn ở mẫu \(\quad \frac{x+2}{x}=\frac{2 x+3}{2(x-2)}\)
+ Bước 2 Quy đồng khử mẫu hai vế của phương trình:
\(\frac{2(x+2)(x-2)}{2 x(x-2)}=\frac{x(2 x+3}{2(x-2)} \quad \Rightarrow 2(x+2)(x-2)=x(2 x+3)\)
+ Bước 3 : Giải phương trình \(2(x+2)(x-2)=x(2 x+3) \quad \Leftrightarrow x=-\frac{8}{3}\)
.........................
PHƯƠNG TRÌNH CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI
1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối
Giá trị tuyệt đối của số a được định nghĩa:
\(|\mathrm{a}|=\left\{\begin{array}{l}
\text { a nếu } \mathrm{a} \geq 0 \\
\text {-a nếu } \mathrm{a} \leq 0
\end{array}\right.\)
\(\underline{\text { VD1: }}|12|=12\)
\(; \quad\left|-\frac{2}{3}\right|=-\left(-\frac{2}{3}\right)=\frac{2}{3} \quad ; \quad|0|=0\)
VD2: Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn các biểu thức:
\(a) A=|\mathrm{x}-3|+x-2 khi x \geq 3\)
b) B=4 x+5+|-2 x| khi x>0
Giải:
a) \(Khi x \geq 3 ta có x-3 \geq 0\)
nên |x-3|=x-3.
Vây: A=x-3+x-2=2 x-5
b) Khi x>0 ta có -2 x<0 nên \(\quad|-2 x|=-(-2 x)=2 x.\)
Vây: B=4 x+5+2 x=6 x+5.
VD3: Rút gọn các biểu thức :
a) \(C=|-3 \mathrm{x}|+7 x-4 khi x \leq 0\)
b) D=5-4 x+|x-6| khi x<6
Giải:
a) Khi \(x \leq 0 \Rightarrow-3 x \geq 0\) nên |-3 x|=-3 x
Vây C=-3 x+7 x-4=4 x-4
b) Khi \(x<6 \Rightarrow x-6<0\) nên
\(\quad|x-6|=-(x-6)=6-x\)
Vây D=5-4 x+6-x=11-5 x
VD3: Rút gọn các biểu thức :
a) \(C=|-3 \mathrm{x}|+7 x-4 khi x \leq 0\)
b) D=5-4 x+|x-6| khi x<6
Giải
:a) Khi \(x \leq 0 \Rightarrow-3 x \geq 0\) nên |-3 x|=-3 x
Vây \(\mathrm{C}=-3 \mathrm{x}+7 \mathrm{x}-4=4 x-4\)
b) Khi \(x<6 \Rightarrow x-6<0\) nên
\(\quad|x-6|=-(x-6)=6-x\)
Vây D=5-4 x+6-x=11-5 x
2. Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.
VD1: Giải phương trình: \(|3 \mathrm{x}|=x+4\)
Giải:
Điều kiện: \(x+4 \geq 0 \Leftrightarrow x \geq-4\) (Do vế trái luôn luôn
\(\geq 0\)).
\(|3 x|=x+4 \Leftrightarrow\left\{\begin{array} { c }
{ 3 x = x + 4 } \\
{ 3 x = - ( x + 4 ) }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{c}
3 x-x=4 \\
3 x=-x-4
\end{array}\right.\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{\begin{array} { c }
{ 2 x = 4 } \\
{ 3 x + x = - 4 }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array} { c }
{ x = 2 } \\
{ 4 x = - 4 }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{c}
x=2 \\
x=-1
\end{array} \text { (TM} \right.\right.\right. \text { ) }\)
Vây phương trình đã cho có tập nghiệm là:\(S=\{-1 ; 2\}.\)
VD2: Giải phương trình:\(|\mathrm{x}-3|=9-2 x\)
Giải :
Điều kiện: \(9-2 x \geq 0 \Leftrightarrow 9 \geq 2 x \Leftrightarrow \frac{9}{2} \geq x hay x \leq 4,5.\)
Ta có:
\(|x-3|=9-2 x \Leftrightarrow\left\{\begin{array} { c }
{ x - 3 = 9 - 2 x } \\
{ x - 3 = - ( 9 - 2 x ) }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{c}
x+2 x=9+3 \\
x-3=-9+2 x
\end{array}\right.\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{\begin{array} { c }
{ 3 x = 1 2 } \\
{ x - 2 x = - 9 + 3 }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array} { c }
{ x = 4 } \\
{ - x = - 6 }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}
x=4 \\
x=6
\end{array}\right.\right.\right. \text { (Chon) }\)
Vây phương trình đã cho có tập nghiệm là: \(\mathrm{S}=\{4\}\)
................
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Chia đa thức cho đa thức: Lý thuyết & bài tập
10.000+ -
Bài tập các trường hợp đồng dạng của tam giác
100.000+ -
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 8
10.000+ -
Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán cấp Tỉnh, TP (Có đáp án)
10.000+ -
Bài tập toán về phân thức đại số lớp 8
10.000+ -
Bài toán thực tế lớp 8
10.000+ -
Bài tập Tết môn Toán lớp 8 năm 2024 - 2025 (Có đáp án)
5.000+ -
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 8 cấp huyện
100.000+ 5 -
Bài tập hằng đẳng thức lớp 8
100.000+ 18 -
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử
5.000+