Văn bản Hội thi thổi cơm Hội thi thổi cơm
Văn bản Hội thi thổi cơm đã giới thiệu về hội thi thổi cơm ở một số địa phương, sẽ được tìm hiểu trong chương trình học.

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu hữu ích dành cho bạn đọc cùng tham khảo được đăng tải ngay sau đây.
Văn bản Hội thi thổi cơm
1. Đôi nét về tác phẩm
1.1 Nguồn gốc
Theo dulichvietnam.org.vn
1.2 Bố cục
- Bố cục: 5 phần
- Phần 1: Giới thiệu khái quát về hội thi thổi cơm
- Phần 2: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm
- Phần 3: Thi nấu cơm ở hội làng Chuông
- Phần 4: Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng
- Phần 5: Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện
1.3 Tóm tắt
Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc. Mỗi nhóm mười người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần. Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (làng Chuông - Hà Nội) chia ra làm cuộc thi của nữ và nam với những quy định khác nhau. Cơm chín trước, dẻo và ngon là người thắng cuộc. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) sẽ thi nấu cơm trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo và ngon là người thắng cuộc. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) chỉ dành cho nam. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình. Ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon là người thắng cuộc.
2. Hội thi thổi cơm
Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức thổi cơm thi. Cuộc thi thổi cơm ở từng nơi có những luật lệ, nét đặc trưng riêng như nấu cơm trên thuyền, nấu cơm trông trẻ, vừa đi vừa nấu cơm…
Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)
Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.
Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa và lấy nước; thổi cơm.
Mỗi đội 10 người (cả nam và nữ) tự xay thóc, giã gạo, giần, sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.
Bước 1, thi làm gạo: Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.
Bước 2, tạo lửa và lấy nước: Tạo lửa từ hai thanh nửa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1 ki-lô-mét, nước chứa sẵn trong bốn cái be2 bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc.
Bước 3, nấu cơm: Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó được dùng để cúng thần.
Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)
Cuộc thi của nữ: Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5 mét. Quy định là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7 – 8 tháng tuổi (không phải là con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc, không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Người chơi phải dùng lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông để đứa trẻ không khóc và canh chừng con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là thắng cuộc.
Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi cơm và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hoá – Thanh Hoá)
Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí có lần thi gặp mưa phùn gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre treo sẵn một niêu cơm. Người kia có nhiệm vụ đun nấu. Khi có hiệu lệnh, người nấu phải nhanh chóng dùng hai thanh nứa già tạo ra lửa rồi châm vào bó đuốc hơ dưới đáy niêu. Cả hai người phải vừa nấu vùa bước quanh sân đình. Hết tuần hương, ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon thì thắng cuộc.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian (9 mẫu)
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức (Cả năm)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học 4 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 2 Đại trà (Dùng cho tất cả các môn)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 4 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Viết 3 - 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn
-
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 6 (cả năm)
-
Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
-
Phân tích bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ
Mới nhất trong tuần
-
Văn bản Biết người, biết ta
100+ -
Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên
100+ -
Chùm ca dao về quê hương đất nước
100+ -
Văn bản Hội thi thổi cơm
100+ -
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
100+ -
Văn bản Chất làm gỉ
100+ -
Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca
100+ -
Bài thơ Gọi bạn
100+ -
Bài thơ Thương ông
100+ -
Bài thơ Cây dừa
100+