Văn bản Biết người, biết ta In trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam
Văn bản Biết người, biết ta sẽ được giới thiệu và hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn.
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu hữu ích nhằm giúp bạn đọc khi tìm hiểu về tác phẩm này. Hãy theo dõi ngay sau đây.
Văn bản Biết người, biết ta
1. Tục ngữ
1.1 Khái niệm
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
1.2 Đặc điểm nội dung và hình thức
a. Nội dung
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động và sản xuất:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
*
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Tục ngữ về con người và xã hội:
Người ta là hoa đất.
*
Tấc đấc tấc vàng
*
Phép vua thua lệ làng.
*
Một người làm quan cả họ được nhờ.
b. Hình thức
* Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ. Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
* Hình tượng
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ …
* Vần điệu và sự hòa đối
- Có vần, nhất là vần lưng.
- Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng.
* Ngữ pháp
- Tục ngữ có thể có một vế, chứa một phán đoán: Người ta là hoa đất.
- Tục ngữ thường gồm có hai vế, chứa hai phán đoán: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
* Các kiểu suy luận
- Tương đồng: như, như thể, cũng là…
- Không tương đồng: hơn, thua, sao bằng…
- Tương phản, đối lập: mà, nhưng, trái lại…
- Liên hệ nhân quả: tất phải, tất yếu, đương nhiên …
2. Biết người, biết ta
1.
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
2.
Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.
3.
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn,
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây?
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian (9 mẫu)
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức (Cả năm)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học 4 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 2 Đại trà (Dùng cho tất cả các môn)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 4 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Viết 3 - 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn
-
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 6 (cả năm)
-
Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
-
Phân tích bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ
Mới nhất trong tuần
-
Văn bản Biết người, biết ta
100+ -
Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên
100+ -
Chùm ca dao về quê hương đất nước
100+ -
Văn bản Hội thi thổi cơm
100+ -
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
100+ -
Văn bản Chất làm gỉ
100+ -
Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca
100+ -
Bài thơ Gọi bạn
100+ -
Bài thơ Thương ông
100+ -
Bài thơ Cây dừa
100+