Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội Tục ngữ

Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội là tài liệu được chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc. 

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội

Eballsviet.com sẽ đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để nắm được nội dung của tài liệu. 

 

1. Khái niệm

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

2. Đặc điểm nội dung và hình thức

2.1 Nội dung

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động và sản xuất:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

*

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Tục ngữ về con người và xã hội:

  • Người ta là hoa đất.
  • Tấc đấc tấc vàng
  • Phép vua thua lệ làng.
  • Một người làm quan cả họ được nhờ.

2.2 Hình thức

a. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ. Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

b. Hình tượng

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ …

c. Vần điệu và sự hòa đối

  • Có vần, nhất là vần lưng.
  • Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng.

d. Ngữ pháp

  • Tục ngữ có thể có một vế, chứa một phán đoán: Người ta là hoa đất.
  • Tục ngữ thường gồm có hai vế, chứa hai phán đoán: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

e. Các kiểu suy luận

  • Tương đồng: như, như thể, cũng là…
  • Không tương đồng: hơn, thua, sao bằng…
  • Tương phản, đối lập: mà, nhưng, trái lại…
  • Liên hệ nhân quả: tất phải, tất yếu, đương nhiên …

2. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội

1. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

2. Mưa tháng Ba hoa đất,
Mưa tháng Tư hư đất

3. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

4. Tấc đất tấc vàng

5. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tầm ăn cơm đứng

 6. Cái răng, cái tóc là góc con người

7. Một mặt người bằng mười mặt của

8. Thương người như thế thương thân

9. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

10. Học ăn, học nói, học gói, học mở

11. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

12. Nhất thì, nhì thục

13. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

14. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông

15. Đói cho sạch, rách cho thơm

16. Chết trong hơn sống đục

17. Có công mài sắt, có ngày nên kim

18. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm