Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm Soạn bài Hội thi thổi cơm CD
Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm là Câu hỏi 1 trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Hội thi thổi cơm thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Đề bài: Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm. Mỗi phần của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì? Theo em, thông tin nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm
Bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm - Mẫu 1
- Bố cục: 5 phần
- Phần 1: Giới thiệu khái quát về hội thi thổi cơm
- Phần 2: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm
- Phần 3: Thi nấu cơm ở hội làng Chuông
- Phần 4: Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng
- Phần 5: Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện
- Thông tin quan trọng nhất: Thông tin về quy tắc, luật lệ của hội thi. Vì đó là yếu tố để làm nên một cuộc thi.
Bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm - Mẫu 2
- Bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm gồm có 5 phần.
- Phần 1. Từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”: Giới thiệu về hội thi thổi cơm.
- Phần 2. Tiếp dến “dùng để cúng thần”: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)
- Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)
- Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)
- Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
- Theo em, thông tin quan trọng nhất là những quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm vì đó là các quy tắc tạo nên một cuộc thi
Tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm
Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức hội thi thổi cơm. Mỗi nơi đều có những luật lệ, nét đặc trưng riêng. Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc. Mỗi nhóm mười người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần. Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (làng Chuông - Hà Nội) chia ra làm cuộc thi của nữ và nam với những quy định khác nhau. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) sẽ thi nấu cơm trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) chỉ dành cho nam. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Trao đổi một vấn đề - Cánh diều 7
10.000+ 1 -
Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà - Cánh diều 7
5.000+ -
Soạn bài Tượng đài vĩ đại nhất - Cánh diều 7
10.000+ 1 -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 - Cánh diều 7
5.000+ -
Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Cánh diều 7
10.000+ 2 -
Soạn bài Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều 7
10.000+ -
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Cánh diều 7
10.000+ 1 -
Soạn bài Mẹ và quả - Cánh diều 7
10.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 25 - Cánh diều 7
10.000+ -
Soạn bài Bạch tuộc - Cánh diều 7
10.000+ 1