Tục ngữ về ý chí, nghị lực Tục ngữ Việt Nam
Văn bản Tục ngữ về ý chí, nghị lực là tài liệu được chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc với những nội dung hữu ích.

Eballsviet.com sẽ đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để nắm được nội dung của tài liệu.
Văn bản Tục ngữ về ý chí, nghị lực
1. Khái niệm
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
2. Đặc điểm nội dung và hình thức
2.1 Nội dung
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động và sản xuất:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
*
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Tục ngữ về con người và xã hội:
Người ta là hoa đất.
*
Tấc đấc tấc vàng
*
Phép vua thua lệ làng.
*
Một người làm quan cả họ được nhờ.
2.2 Hình thức
a. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ. Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
b. Hình tượng
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ …
c. Vần điệu và sự hòa đối
- Có vần, nhất là vần lưng.
- Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng.
d. Ngữ pháp
- Tục ngữ có thể có một vế, chứa một phán đoán: Người ta là hoa đất.
- Tục ngữ thường gồm có hai vế, chứa hai phán đoán: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
e. Các kiểu suy luận
- Tương đồng: như, như thể, cũng là…
- Không tương đồng: hơn, thua, sao bằng…
- Tương phản, đối lập: mà, nhưng, trái lại…
- Liên hệ nhân quả: tất phải, tất yếu, đương nhiên …
3. Tục ngữ về ý chí, nghị lực
1. Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững.
2. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
3. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
4. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
5. Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi.
6. Thất bại là mẹ thành công.
7. Thua keo này, bày keo khác.
8. Thắng không kiêu, bại không nản.
9. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
10. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Học phí trường Đại học FPT - Học phí FPT Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
-
Nghị luận về chủ đề Hãy biết quý thời gian (18 mẫu)
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 109 Chân trời sáng tạo
-
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi rồng rắn lên mây
-
Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm văn học 12
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Hợp đồng thuê nhà - Mẫu hợp đồng thuê nhà
-
Tuyển tập đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Truyện Kiều của Nguyễn Du - Sáng tác vào đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du
Mới nhất trong tuần
-
Tục ngữ về ý chí, nghị lực
-
Truyện Mồ côi xử kiện
-
Truyện Kiều của Nguyễn Du
100.000+ -
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
50.000+ -
Văn bản Biết người, biết ta
100+ -
Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên
100+ -
Chùm ca dao về quê hương đất nước
100+ -
Văn bản Hội thi thổi cơm
100+ -
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
100+ -
Văn bản Chất làm gỉ
100+