Truyện Treo biển Theo Trương Chính
Truyện cười "Treo biển" muốn phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ mà chỉ biết nghe theo những ý kiến của người khác.
Dưới đây là tài liệu giới thiệu về thể loại truyện cười cũng như nội dung của truyện "Treo biển". Mời tham khảo!
Treo biển
1. Nghe đọc Treo biển
2. Một vài nét về thể loại: Truyện cười
2.1 Khái niệm
- Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
- Hiện tượng đáng cười là những hiện tượng ở hành vi, cử chỉ lời nói của con người.
- Cái cười là do cái đáng cười gây ra và do ta phát hiện. Để có cái cười cần phải có:
- Điều kiện khách quan: phải có hiện tượng đáng cười.
- Điều kiện chủ quan: người đọc và người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười đó.
2.2 Đặc điểm
- Truyện cười thường ngắn, nhưng dù ngắn truyện vẫn có kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ để có thể gây cười.
- Nghệ thuật gây cười phải làm cho cái đáng cười được bộc lộ để người đọc, người nghe phát hiện ra nó mà cười.
2.3 Vai trò
- Truyện cười vừa có ý mua vui, vừa có ý phê phán.
2.4 Phân loại
- Truyện cười thiên về mua vui: truyện hài hước
- Truyện cười thiên về phê phán: truyện châm biếm
3. Giới thiệu về truyện Treo biển
3.1 Tóm tắt
Một cửa hàng nọ bán cá biển có đề mấy chữ to tướng: “Ở đây có bản cá tươi”. Khi nghe người ta nói ở đây bán cá ươn hay sao mà phải đề biển là cá tươi, nhà hàng bỏ chữ “tươi” đi còn: “Ở đây có bán cá”. Đến khi nghe người ta nói chẳng nhẽ ra đây mua hoa hay sao mà phải đề là “ở đây”, liền bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi còn: “Có bán cá”. Cách vài hôm lại có người đến mua cá nhìn lên biển liền bảo ở đây chẳng bán cá chứ có bầy cá ra để khoe đâu, nhà hàng bèn bỏ chữ “có bán” còn lại mỗi chữ: “Cá”. Cuối cùng, khi có vị khách bảo rằng chưa đi đến đã ngửi thấy mùi tanh, ai chẳng biết nhà này bán cá còn để biển làm gì, nhà hàng bèn cất nốt cái biển đi.
3.2 Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Ở đây có bán cá tươi”: nhà hàng quyết định treo biển quảng cáo.
- Phần 2. Còn lại. những đóng góp của khách hàng và sự tiếp thu, sửa đổi biển quảng cáo của nhà hàng.
3.3 Nội dung
Truyện Treo biển phê phán những người không có chính kiến trong cuộc sống.
3.4 Nghệ thuật
Dung lượng ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, tình huống gây cười thú vị,..
4. Phân tích truyện cười Treo biển
(1) Mở bài
Giới thiệu về truyện cười treo biển
(2) Thân bài
a. Nhà hàng quyết định treo biển quảng cáo
Giới thiệu về hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: Một cửa hàng nọ bán cá biển có đề mấy chữ to tướng: “Ở đây có bản cá tươi”.
=> Giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu
b. Những đóng góp của khách hàng và sự tiếp thu, sửa đổi biển quảng cáo của nhà hàng
- Lần 1: Khi nghe người ta nói ở đây bán cá ươn hay sao mà phải đề biển là cá tươi, nhà hàng bỏ chữ “tươi” đi còn: “Ở đây có bán cá”.
- Lần 2: Đến khi nghe người ta nói chẳng nhẽ ra đây mua hoa hay sao mà phải đề là “ở đây”, liền bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi còn: “Có bán cá”.
- Lần 3: Cách vài hôm lại có người đến mua cá nhìn lên biển liền bảo ở đây chẳng bán cá chứ có bầy cá ra để khoe đâu, nhà hàng bèn bỏ chữ “có bán” còn lại mỗi chữ: “Cá”.
- Lần 4: khi có vị khách bảo rằng chưa đi đến đã ngửi thấy mùi tanh, ai chẳng biết nhà này bán cá còn để biển làm gì, nhà hàng bèn cất nốt cái biển đi.
=> Mục đích của việc treo biển là quảng cáo việc cửa hàng bán cá tươi, vậy nên khi bỏ bớt các chữ như mọi người góp ý sẽ làm thay đổi ý nghĩa của tấm biển. Chi tiết gây cười nhất là cuối cùng cửa hàng cất nốt biển quảng cáo. Vì chi tiết này cho thấy cửa hàng không có chính kiến, nghe theo lời khách hàng.
=> Truyện Treo biển phê phán những người không có chính kiến trong cuộc sống.
(3) Kết bài
Khẳng định bài học rút ra từ truyện cười.
5. Treo biển
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
“Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là cá “tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ ra đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: “ở đây”?
Nhà hàng nghe nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?
Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa.
Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Tác phẩm Cây tre Việt Nam
100.000+ 1 -
Bài thơ Đợi mưa trên đảo sinh tồn
100+ -
Tác phẩm Người lái đò sông Đà
100.000+ -
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
100.000+ 2 -
Văn bản Tuổi thơ tôi
100+ -
Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi
100+ -
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
100.000+ 1 -
Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
100+ -
Bài thơ Mùa hoa mận
100+ -
Văn bản Xà bông "Con Vịt"
100+