Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 86 sách Kết nối tri thức tập 2
Eballsviet.com xin cung cấp tài liệu học tập Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 86), thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 6 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.
Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 86)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt
Nhận biết từ mượn và lưu ý về sử dụng từ mượn
- Trong những từ mượn tiếng Hán, nhiều từ đơn như đầu, phòng, cao, tuyết, băng, thần, bút... được cảm nhận như từ thuần Việt. Các từ phức như nhi đồng, phụ lão, không phận, hải phận, địa cực, phục dựng... ít nhiều còn gây cảm giác khó hiểu, thường chỉ được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng.
- Một số từ mượn các ngôn ngữ châu Âu được Việt hóa gần như hoàn toàn, nhất là những từ đơn như săm, lốp, bom, tăng (xe tăng), mét (đơn vị đo khoảng cách)... Nhiều từ khác như xà phòng, xi măng, com lê, cà vạt, cà phê, câu lạc bộ... cũng được dùng phổ biến, có cách đọc và hình thức chính tả giống như thuần Việt.
- Không ít từ mượn tiếng Pháp, tiếng Anh... được viết nguyên dạng giống trong ngôn ngữ gốc như video, smartphone, internet, biome... hoặc được viết tách từng âm tiết (theo cách đọc của tiếng Việt) mà giữa các âm tiết có gạch nối như ô-xi, a-xít, nê-ông, ra-đi-ô, ki-lô-gam.... Đôi khi một từ có thể có cả hai cách viết như: internet và in-tơ-nét. Tùy quy định chính tả ở mỗi loại sách, báo mà viết các từ vừa dẫn, người ta sẽ chọn cách viết được cho là phù hợp.
- Tránh lạm dụng từ mượn để không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe, người đọc và để không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Từ mượn
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Do kế hoạch phát triển công nghiệp thiếu bền vững, Trái Đất đang nóng dần lên, băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy, khiến nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cánh đồng màu mỡ. Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ, đất đai, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, đe dọa sự sống của muôn loài.
a. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, băng, ô-dôn, không khí, ô nhiễm... Theo em, từ nào được vay mượn từ tiếng Hán, từ nào được vay mượn từ tiếng Anh? Vì sao em xác định được như vậy?
- Từ mượn tiếng Hán: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, không khí, ô nhiễm.
- Từ mượn tiếng Anh: ô-dôn, băng.
=> Việc xác định các từ mượn trên dựa vào cách viết của từ.
b. Trong các từ mượn như công nghiệp, băng, ô-dôn, ô nhiễm, từ nào gây cho em cảm giác từ mượn rõ nhất? Vì sao?
Từ ô-dôn gây cảm giác là từ mượn rõ nhất. Bởi nhìn vào hình thức cấu tạo của từ.
c. Các yếu tố như không, nhiễm không chỉ xuất hiện trong không khí, ô nhiễm mà còn được dùng để tạo nên nhiều từ khác mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Hãy kể thêm một số từ có những yếu tố ấy và giải thích ý nghĩa của chúng.
- Không: Không quân, không gian, không tưởng, hư không…
- Nhiễm: Truyền nhiễm, lây nhiễm, bất nhiễm, nhiễm trùng…
Câu 2. Qua việc thực hiện các yêu cầu ở bài tập 1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt?
- Vốn từ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng với nhiều từ được mượn từ tiếng nước ngoài.
- Việc chủ động mượn từ nhằm giúp cho ngôn ngữ tiếng Việt thêm giàu có, nhưng cũng tránh lạm dụng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 3. Hãy diễn đạt lại câu văn sau đây theo hướng thay thế từ mượn bằng từ quen thuộc hoặc dễ hiểu hơn vốn đã có từ lâu trong vốn từ tiếng Việt:
Các fan cuồng thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy idol của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống phi trường.
Gợi ý:
Những người hâm mộ cuồng nhiệt thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy thần tượng của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống sân bay.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Trái Đất - Kết nối tri thức 6
10.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 - Kết nối tri thức 6
10.000+ -
Soạn bài Kể lại một truyền thuyết - Kết nối tri thức 6
50.000+ 1 -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 81 - Kết nối tri thức 6
10.000+ -
Soạn bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường - Kết nối tri thức 6
10.000+ 6 -
Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? - Kết nối tri thức 6
10.000+ -
Soạn bài Tiếng cười không muốn nghe - Kết nối tri thức 6
10.000+ 1 -
Soạn bài Trái Đất - cái nôi của sự sống - Kết nối tri thức 6
10.000+ 1 -
Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống - Kết nối tri thức 6
10.000+ -
Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống mà em quan tâm - Kết nối tri thức 6
1.000+