Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Tục ngữ Việt Nam
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội được giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả, tác phẩm để bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích.
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
1. Khái niệm
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
2. Đặc điểm nội dung và hình thức
2.1 Nội dung
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động và sản xuất:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
*
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Tục ngữ về con người và xã hội:
Người ta là hoa đất.
*
Tấc đấc tấc vàng
*
Phép vua thua lệ làng.
*
Một người làm quan cả họ được nhờ.
2.2 Hình thức
* Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ. Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
* Hình tượng
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ …
* Vần điệu và sự hòa đối
- Có vần, nhất là vần lưng.
- Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng.
* Ngữ pháp
- Tục ngữ có thể có một vế, chứa một phán đoán: Người ta là hoa đất.
- Tục ngữ thường gồm có hai vế, chứa hai phán đoán: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
* Các kiểu suy luận
- Tương đồng: như, như thể, cũng là…
- Không tương đồng: hơn, thua, sao bằng…
- Tương phản, đối lập: mà, nhưng, trái lại…
- Liên hệ nhân quả: tất phải, tất yếu, đương nhiên …
3. Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
1. Ở hiền gặp lành
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
3. Không thầy đố mày làm nên
4. Học thầy không tày học bạn
5. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
6. Có công mài sắt, có ngày nên kim
7. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
8. Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông
9. Mất của dễ tìm,
Mất lòng khó kiếm
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 - Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
-
Dẫn chứng về sự tử tế trong cuộc sống
-
Bài tập Tiếng Anh 11 Global Success (Học kì 1)
-
Dẫn chứng sống hết mình - Ví dụ về sống hết lòng, sống hết mình
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về nỗ lực học tập là của thanh niên
-
Tả một điểm du lịch mà em đã đến thăm (20 mẫu)
-
Kết bài so sánh hai tác phẩm văn học
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
33 câu hỏi đáp về Chương trình giáo dục phổ thông 2018
-
Tập làm văn lớp 4: Tả con sư tử trong vườn thú
Mới nhất trong tuần
-
Truyện ngắn Ba chàng sinh viên
100+ -
Văn bản Chùm ca dao trào phúng
100+ -
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
100+ -
Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
100+ -
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
100.000+ -
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
100+ -
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
100+ -
Văn bản Chùm truyện cười dân gian
100+ -
Bài thơ Cây bàng
100+ -
Văn bản Trái tim Đan-kô
100+