Truyện cười Nói dóc gặp nhau Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Truyện cười Nói dóc gặp nhau đã phê phán những người hay nói dóc, sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong tác phẩm.

Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây để có thêm kiến thức hữu ích.
Truyện cười Nói dóc gặp nhau
1. Nghe đọc Nói dóc gặp nhau
Nghe đọc truyện cười Nói dóc gặp nhau:
2. Một vài nét về thể loại Truyện cười
2.1 Khái niệm
- Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
- Hiện tượng đáng cười là những hiện tượng ở hành vi, cử chỉ lời nói của con người.
- Cái cười là do cái đáng cười gây ra và do ta phát hiện. Để có cái cười cần phải có:
- Điều kiện khách quan: phải có hiện tượng đáng cười.
- Điều kiện chủ quan: người đọc và người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười đó.
2.2 Đặc điểm
- Truyện cười thường ngắn, nhưng dù ngắn truyện vẫn có kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ để có thể gây cười.
- Nghệ thuật gây cười phải làm cho cái đáng cười được bộc lộ để người đọc, người nghe phát hiện ra nó mà cười.
2.3 Vai trò
- Truyện cười vừa có ý mua vui, vừa có ý phê phán.
2.4 Phân loại
- Truyện cười thiên về mua vui: truyện hài hước
- Truyện cười thiên về phê phán: truyện châm biếm
3. Giới thiệu về truyện cười Nói dóc gặp nhau
3.1 Nội dung
Truyện Nói dóc gặp nhau đã phê phán những người hay nói dóc.
3.2 Nghệ thuật
Dung lượng ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, tình huống gây cười thú vị.
4. Nói dóc gặp nhau
Có một anh đi làm ăn xa lâu ngày về làng, bà con xúm đến hỏi chuyện lạ phương xa. Anh nọ được dịp, trổ tài nói dóc:
- Nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là chuyện này: Có một cái ghe dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Trong làng ấy có một anh nói dóc khác, nghe thấy chuyện anh kia, liền kể ngay một câu chuyện khác:
- Thế đã lấy chi làm lạ! Tôi đi rừng thấy một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh chàng đi xa về nghe thế cãi:
- Làm gì có cây cao vậy? Không thể tin được.
Anh kia lúc đó mới cười:
- Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bài viết số 2 lớp 10 đề 2: Tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện Mị Châu - Trọng Thủy
-
Công thức Vật lí 11 - Tổng hợp công thức Vật lí lớp 11 hoàn chỉnh nhất
-
Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn về Học đi đôi với hành
-
Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 3 - Đáp án tự luận Module 3.0 đầy đủ nhất
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê (Dàn ý + 10 mẫu)
-
Cảm nghĩ về mái trường thân yêu (36 mẫu)
-
Giáo án dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
-
Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về đức tính khiêm tốn
-
Nghị luận về lối sống giản dị của một con người
-
Bài văn biểu cảm về sự hy sinh thầm lặng của dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà
Mới nhất trong tuần
-
Văn bản Chó sói và chiên con
100+ -
Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu
100+ -
Truyện cười Nói dóc gặp nhau
100+ -
Truyện Chim sơn ca và bông cúc trắng
100+ -
Thiên nga, cá măng và tôm hùm
100+ -
Bài thơ Thánh Gióng
100+ -
Bài thơ Giặt áo
100+ -
Bài thơ Cảm ơn người tặng cam
100+ -
Bài thơ Quạt cho bà ngủ
100+ -
Bài thơ Bên sông Kinh Thầy
100+