Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Ca dao Việt Nam
Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương là tài liệu tham khảo hữu ích được giới thiệu đến bạn đọc.

Nội dung của tài liệu sẽ giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây để có thêm kiến thức hữu ích.
Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
1. Ca dao là gì?
1.1 Khái niệm
- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng.
- Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
1.2 Đặc trưng
- Nội dung: Những bài ca dao thường diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước…
- Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ lục bát (hoặc lục bát biến thể)
- Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
- Lời thơ ngắn gọn, dễ hiểu.
- Diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian: đối đáp, cách xưng hô “mình - ta”, những lời hô gọi, cảm thán đậm cảm xúc…
2. Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
1.
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Cờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Dầu,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,
Hàng Chuối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.
2.
- Em đố anh từ Nam chí Bắc
Sông nào là sông sâu nhất
Núi nào là núi cao nhất nước ta
Anh mà giảng được cho ta
Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.
- Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
3.
Bình Định có núi Vọng Phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.
Em về Bình Định cùng anh,
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
4.
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 - Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
-
Dẫn chứng về sự tử tế trong cuộc sống
-
Bài tập Tiếng Anh 11 Global Success (Học kì 1)
-
Dẫn chứng sống hết mình - Ví dụ về sống hết lòng, sống hết mình
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về nỗ lực học tập là của thanh niên
-
Tả một điểm du lịch mà em đã đến thăm (20 mẫu)
-
Kết bài so sánh hai tác phẩm văn học
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
33 câu hỏi đáp về Chương trình giáo dục phổ thông 2018
-
Tập làm văn lớp 4: Tả con sư tử trong vườn thú
Mới nhất trong tuần
-
Truyện ngắn Ba chàng sinh viên
100+ -
Văn bản Chùm ca dao trào phúng
100+ -
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
100+ -
Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
100+ -
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
100.000+ -
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
100+ -
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
100+ -
Văn bản Chùm truyện cười dân gian
100+ -
Bài thơ Cây bàng
100+ -
Văn bản Trái tim Đan-kô
100+