Toán 9 Bài 1: Bất đẳng thức Giải Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 25, 26, 27, 28, 29
Giải Toán 9 Bài 1: Bất đẳng thức là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 25, 26, 27, 28, 29.
Giải bài tập Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 25 → 29 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 1 Chương II: Bất đẳng thức, bất phương trình bậc nhất một ẩn - Phần Số và đại số. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Toán 9 Bài 1: Bất đẳng thức Chân trời sáng tạo
Giải Toán 9 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 28, 29
Bài 1
Dùng các dấu >, <, ≥, ≤ để diễn tả:
a) Tốc độ v đúng quy định với biển báo giao thông ở Hình 4a.
b) Trọng tải P của toàn bộ xe khi đi qua cầu đúng quy định với biển báo giao thông ở Hình 4b.
Lời giải:
a) Để diễn tả tốc độ v đúng quy định với biển báo giao thông ở Hình 4a, ta có bất đẳng thức:
v ≤ 70
b) Để diễn tả trọng tải P của toàn bộ xe khi đi qua cầu đúng quy định với biển báo giao thông ở Hình 4b, ta có bất đẳng thức:
P ≤ 10t.
Bài 2
Hãy chỉ ra các bất đẳng thức diễn tả mỗi khẳng định sau:
a) m lớn hơn 8;
b) n nhỏ hơn 21;
c) x nhỏ hơn hoặc bằng 4;
d) y lớn hơn hoặc bằng 0.
Lời giải:
a) Bất đẳng thức diễn tả khẳng định "m lớn hơn 8" là:
m > 8
b) Bất đẳng thức diễn tả khẳng định "n nhỏ hơn 21" là:
n < 21
c) Bất đẳng thức diễn tả khẳng định "x nhỏ hơn hoặc bằng 4" là:
x ≤ 4
d) Bất đẳng thức diễn tả khẳng định "y lớn hơn hoặc bằng 0" là:
y ≥ 0.
Bài 3
Hãy cho biết các bất đẳng thức được tạo thành khi:
a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > 5 với − 4;
b) Cộng hai vế của bất đẳng thức x2 ≤ y + 1 với 9;
c) Nhân hai vế của bất đẳng thức x > 1 với 3, rồi tiếp tục cộng với 2;
d) Cộng hai vế của bất đẳng thức m ≤ − 1 với − 1, rồi tiếp tục cộng với − 7.
Lời giải:
a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > 5 với − 4, ta được:
m − 4 > 5 − 4 hay m - 1 > 1.
b) Cộng hai vế của bất đẳng thức x2 ≤ y + 1 với 9, ta được:
x2 + 9 ≤ y + 1 + 9 hay x2 + 9 ≤ y + 10
c) Nhân hai vế của bất đẳng thức x > 1 với 3, ta được:
3x > 3
Cộng hai vế của bất đẳng thức 3x > 3 với 2, ta được:
3x + 2 > 3 + 2 hay 3x + 2 > 5
d) Cộng hai vế của bất đẳng thức m ≤ − 1 với − 1, ta được:
m − 1 ≤ − 1 − 1 hay m − 1 ≤ − 2
Cộng hai vế của bất đẳng thức m − 1 ≤ − 2 với − 7, ta được:
m − 1 − 7 ≤ − 2 − 7 hay m − 8 ≤ − 9
Bài 4
So sánh hai số x và y trong mỗi trường hợp sau:
a) x + 5 > y + 5;
b) − 11x ≤ − 11y;
c) 3x − 5 < 3y − 5;
d) − 7x + 1 > − 7y + 1.
Lời giải:
a) Cộng hai vế của bất đẳng thức x + 5 > y + 5 với − 5, ta được: x > y
b) Nhân hai vế của bất đẳng thức − 11x ≤ − 11y với \(-\frac{1}{11}\), ta được:
x ≥ y
c) Cộng hai vế của bất đẳng thức 3x − 5 < 3y − 5 với 5, ta được: 3x < 3y
Nhân hai vế của bất đẳng thức 3x < 3y với \(\frac{1}{3}\), ta được:
x < y
d) Cộng hai vế của bất đẳng thức − 7x + 1 > − 7y + 1 với − 1, ta được: − 7x > − 7y
Nhân hai vế của bất đẳng thức − 7x > − 7y với \(-\frac{1}{7}\), ta được:
x < y.
Bài 5
Cho hai số a, b thỏa mãn a < b. Chứng tỏ:
a) b − a > 0;
b) a − 2 < b − 1;
c) 2a + b < 3b;
d) − 2a − 3 > − 2b − 3.
Lời giải:
a) Nhân hai vế của bất đẳng thức a < b với − 1, ta được:
− a > − b
Cộng hai vế của bất đẳng thức − a > − b với b, ta được:
b − a > 0.
b) Cộng hai vế của bất đẳng thức a < b với − 2, ta được:
a − 2 < b − 2 (1)
Cộng hai vế của bất đẳng thức − 2 < − 1 với b, ta được:
b − 2 < b − 1 (2)
Từ (1) và (2) suy ra a − 2 < b − 1 (tính chất bắc cầu).
c) Nhân hai vế của bất đẳng thức a < b với 2, ta được:
2a < 2b
Cộng hai vế của bất đẳng thức 2a < 2b với b, ta được:
2a + b < 3b.
d) Nhân hai vế của bất đẳng thức a < b với − 2, ta được:
− 2a > − 2b
Cộng hai vế của bất đẳng thức − 2a > − 2b với b, ta được:
− 2a − 3 < − 2b − 3.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Toán 9 Bài tập cuối chương 3
100+ -
Toán 9 Hoạt động 2: Vẽ đường tròn bằng phần mềm GeoGebra
100+ -
Toán 9 Hoạt động 1: Làm giác kế đo góc nâng đơn giản
100+ -
Toán 9 Bài tập cuối chương 5
100+ -
Toán 9 Bài 4: Hình quạt tròn và hình vành khuyên
100+ -
Toán 9 Bài 3: Góc ở tâm, góc nội tiếp
100+ -
Toán 9 Bài 2: Tiếp tuyến của đường tròn
100+ -
Toán 9 Bài 1: Đường tròn
100+ -
Toán 9 Bài tập cuối chương 4
100+ -
Toán 9 Bài 2: Hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông
100+