Tam giác vuông: Khái niệm, tính chất, cách chứng minh và bài tập Diện tích tam giác vuông
Tam giác vuông là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 7 tham khảo.
Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông (góc 90 0). Vậy công thức tính diện tích tam giác vuông như thế nào? Dấu hiệu nhận biết tam giác vuông. Tính chất tam giác vuông là gì? Cách chứng minh tam giác vuông ra sao? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm kiến thức về tam giác cân.
Tam giác vuông
1. Tam giác vuông là gì?
Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông ( góc 900)
Tam giác ABC vuông tại A:
Cạnh BC đối diện với góc vuông gọi là cạnh huyền.
Hai cạnh AB và AC kề với góc vuông gọi là cạnh bên ( hay còn gọi là cạnh góc vuông)
2. Định lý Pytago
Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
3. Dấu hiệu nhận biết tam giác vuông
- Tam giác có một góc vuông là tam giác vuông
- Tam giác có hai góc nhọn phụ nhau là tam giác vuông
- Tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia là tam giác vuông
- Tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy là tam giác vuông
- Tam giác nội tiếp đường tròn có một cạnh là đường kính của đường tròn là tam giác vuông
4. Diện tích tam giác vuông
Trong tam giác vuông, nếu coi một cạnh góc vuông là đáy thì cạnh góc vuông còn lại là chiều cao. Diện tích tam giác bằng chiều dài đáy nhân với chiều cao tương ứng rồi chia 2.
Tam giác ABC vuông tại A
Diện tích tam giác ABC là:
\(S\ =\frac{AC.\ AB}{2}\)
Hoặc
\(S=\ \frac{a.b}{2}\)
Trong đó:
- S là diện tích tam giác
- a, b là độ dài 2 cạnh góc vuông
Giả sử có tam giác vuông ABC vuông tại A như hình sau:
Công thức tính cạnh và đường cao trong tam giác vuông:
\(1.\ {a^2} = {b^2} + {c^2}\)
\(2.\ {b^2} = a.b' và {c^2} = a.c'\)
\(3.\ ah = bc\)
\(4.\ {h^2} = b'.c'\)
\(5.\ \frac{1}{{{h^2}}} = \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}\)
Trong đó: a, b, c lần lượt là các cạnh của tam giác vuông như hình trên;
b’ là đường chiếu của cạnh b trên cạnh huyền; c’ là đường chiếu của cạnh c trên cạnh huyền;
h là chiều cao của tam giác vuông được kẻ từ đỉnh góc vuông A xuống cạnh huyền BC.
Như vậy các bạn có thể dựa vào các công thức cạnh và đường cao trong tam giác vuông ở trên để giải quyết các bài toán.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Công thức tính phần trăm khối lượng
10.000+ -
Tâm đường tròn nội tiếp tam giác: Lý thuyết & các dạng bài tập
100.000+ -
Công thức tính đường cao trong tam giác
10.000+ -
Tam giác cân: Khái niệm, tính chất, cách chứng minh và bài tập
100.000+ -
Hướng dẫn tìm công thức truy hồi của dãy số
50.000+ -
Góc giữa hai mặt phẳng: Định nghĩa, cách xác định và Bài tập (có đáp án)
100.000+ -
Tích phân lớp 12
10.000+ -
Toán Tiểu học: Công thức tính diện tích, chu vi, thể tích hình cơ bản
1M+ 13 -
Tổng hợp kiến thức và các dạng bài tập hình học lớp 4
10.000+ -
Tổng hợp kiến thức Toán 9
100.000+