Soạn Sinh 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã Giải bài tập Sinh 9 trang 179
Giải Sinh 9 Bài 59 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
Soạn Sinh 9 Bài 59 Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.
Sinh học 9: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Lý thuyết Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
I. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
- Môi trường trên Trái Đất đang ngày 1 suy thoái, rất cần có các biện pháp để khôi phục và giữ gìn.
- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các sinh vật và môi trường sống của chúng. Cơ sở để cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
Các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn…
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã
- Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật
- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý: nhân giống vô tính, nuôi cấy mô…
Ngoài ra còn có 1 số biện pháp:
- Khai thác hợp lý rừng sản xuất.
- Hạn chế khai hoang chuyền rừng thành đất trồng trọt, di dân tự do.
-Đóng cửa rừng tự nhiên.
III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
- Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ thiên nhiên.
+ Nội dung tuyên truyền có thể là: tầm quan trọng của rừng, tác hại của việc phá rừng, biện pháp bảo vệ rừng, ô nhiễm môi trường là gì? hậu quả? biện pháp khắc phục.
+ Biện pháp tuyên truyền: kịch, thơ ca, hò vè…
- Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia dọn vệ sinh công cộng.
- Tích cực tham gia các phong trào vệ sinh công viên, bãi biển, trường học.
- Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ môi trường.
- Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên.
Trả lời câu hỏi Sinh học 9 Bài 59
Câu hỏi trang 178
Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
Trả lời:
Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trườn sống của chúng. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường,… từ đó góp phần giữ cân bằng sinh thái.
Câu hỏi trang 179
Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa được ghi trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của những biện pháp đó vào cột bên phải (bảng 59)
Trả lời:
Các biện pháp | Hiệu quả |
Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất | Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu,… |
Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí | Góp phần điều hòa lượng nước làm hạn chế lũ lụt và hạn hán, nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích trồng trọt và tăng năng suất cây trồng |
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh | Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh các vùng đất bị hoang hóa. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ đã được xử lí kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyền cho người và động vật |
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí | Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng |
Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao | Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ đầu từ hơn vào việc cải tạo đất |
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 59 trang 179
Câu 1
Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Gợi ý đáp án
Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,…
- Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.
- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
Câu 2
Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
Gợi ý đáp án
Mỗi học sinh cần phải làm những việc sau để góp phần bảo vệ thiên nhiên:
- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
- Tích cực trồng cây xanh
- Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
- Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Các chất tham gia phản ứng tráng gương
50.000+ -
Cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ
50.000+ -
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
KHTN 9 Bài 38: Đột biến gene
1.000+ -
KHTN 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng
1.000+ -
KHTN 9 Bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel
1.000+ -
KHTN 9 Bài 35: Khái quát về di truyền học
1.000+ -
KHTN 9: Ôn tập chủ đề 10
1.000+ -
KHTN 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
100+ -
KHTN 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch
1.000+