Soạn Sinh 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Giải bài tập Sinh 9 trang 177
Soạn Sinh 9 Bài 58 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 177.
Giải Sinh 9 Bài 58 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Sinh 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Lý thuyết Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
- Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa, ...) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt
- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước, ...)
- Tài nguyên vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều, ...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường
II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
- Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hóa
- Các biện pháp sử dụng hợp lí:
- Cải tạo, bón phân hợp lí
- Chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn, ...
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
Các biện pháp sử dụng hợp lí:
- Khơi thông dòng chảy
- Không xả rác, chất thải sinh hoạt và công nghiệp, ... xuống nguồn nước
- Tiết kiệm nước
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
- Khai thác có mức độ kết hợp với giữa bảo vệ và trồng rừng
- Thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 58 trang 177
Câu 1
Tài nguyên không tái sinh và tái sinh khác nhau như thế nào?
Gợi ý đáp án
Tài nguyên không tái sinh | Tài nguyên tái sinh |
---|---|
Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, không có khả năng phục hồi. | Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng hợp lí có thể phục hồi. |
Gồm khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa. | Gồm nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật. |
Câu 2
Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Gợi ý đáp án
Tài nguyên không phải là vô tận, không đáp ứng hết được mọi nhu cầu sử dụng của con người. Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3
Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?
Gợi ý đáp án
Nguồn năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ trong lòng Trái đất., khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. Đó là năng lượng sạch.
Câu 4
Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (như tài nguyên đất và nước)?
Gợi ý đáp án
- Rừng không chỉ cung cấp nhiều loại lâm sản quý hiếm, mà còn giữ vai trò quan trọng như điều hòa khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất… Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật, vi sinh vật. Sinh vật rừng là nguồn gen quý giá, góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- Vì vậy cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, phải kết hợp giữa khai thác hợp lí, có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Các chất tham gia phản ứng tráng gương
50.000+ -
Cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ
50.000+ -
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
KHTN 9 Bài 38: Đột biến gene
1.000+ -
KHTN 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng
1.000+ -
KHTN 9 Bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel
1.000+ -
KHTN 9 Bài 35: Khái quát về di truyền học
1.000+ -
KHTN 9: Ôn tập chủ đề 10
1.000+ -
KHTN 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
100+ -
KHTN 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch
1.000+