Địa lí 6 Bài 23: Thực hành Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương Soạn Địa 6 trang 183 sách Cánh diều
Giải bài tập Địa lý 6 Bài 23: Thực hành Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương giúp các em học sinh lớp 6 biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
Soạn Địa 6 Bài 23 trang 183 sách Cánh diều được Eballsviet.com biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Địa lí 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Thực hành Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Thực hành Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương
I. Hướng dẫn Nội dung thực hành
1. Tham quan một khu vườn hoặc một công viên ở địa phương (theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó trao đổi cùng các bạn).
Quan sát: Lớp phủ thực vật ở địa điểm tham quan có mấy tầng? Độ cao trung bình của cây ở mỗi tầng”…
Chọn ra một số loài cây ở mỗi tầng đề tìm hiểu sâu hơn: tên loài cây, công dụng (cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây thuốc, rau, hoa,…) và những đặc điểm khác mà em cho là thú vị, quan trọng.
Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với môi trường của các cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng, cây ưa Ẩm, cây chịu được khô hạn, cây ưa bóng râm,…) đã chọn để quan sát. Một số thông tin có thể được bổ sung khi hỏi những người hiểu biết hơn như chủ khu vườn hoặc người lớn trong công viên,
2. Bổ sung thông tin về các loài cây mà em tìm hiểu qua các nguồn khác như sách, báo, tài liệu trên internet.
Gợi ý thực hiện:
1. Tham quan công viên Cầu Giấy, Hà Nội
Lớp phủ thực vật của công viên có 2 tầng. Cụ thể:
Tầng thảm tươi từ 0 -> 1m
Tầng dưới tán từ 1 -> 7m
Tìm hiểu sâu hơn mỗi tầng một loài cây:
Cây xoài: thuộc cây ăn quả, cây nhiệt đới, có độ cao trung bình từ 10 – 20m, thân gỗ lớn, mọc khỏe, tán cây lớn, lá xanh dài, hoa màu vàng tạo thành chùm.
Cây hoa mười giờ: Thuộc họ rau sam thân thảo, khá mọng nước. Thân cây mỏng phân nhiều nhánh, hoa nhiều màu khác nhau. Thông thường, khoảng 10 giờ sáng hoa sẽ nở rực rỡ.
Đặc điểm thích nghi:
Cây xoài: ưa ánh sáng
Cây hoa mười giờ: rất ưa sáng
II. Hướng dẫn Tổ chức báo cáo sản phẩm
1. Thảo luận nhóm
Mỗi cá nhân trong nhóm trao đổi về lớp phủ thực vật dựa theo nội dung tham quan đã gợi ý ở phần nội dung thực hành
Hình thành nội dung báo cáo chung của nhóm
2. Trình bày sản phẩm tìm hiểu theo nhóm để chia sẻ với các nhóm khác trong lớp
3. Nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Khánh k7 masterThích · Phản hồi · 0 · 26/03/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Địa lí 6 Bài 14: Nhiệt độ và mưa - Thời tiết và khí hậu
1.000+ -
Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
1.000+ -
Địa lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió
1.000+ -
Lịch sử 6 Bài 10: Sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á
1.000+ -
Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
5.000+ -
Lịch sử 6 Bài 1: Lịch sử là gì? Cánh diều
5.000+ -
Lịch Sử 6 Bài 13: Nhà nước Âu Lạc
100+ -
Lịch Sử 6 Bài 12: Nhà nước Văn Lang
1.000+ -
Địa lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí
1.000+ -
Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
1.000+