Đề cương ôn thi học kì 2 môn Công nghệ 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 8 sách KNTT, CD, CTST (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Công nghệ 8 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Tài liệu giới hạn kiến thức cần nắm kèm theo các dạng câu hỏi trọng tâm.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 8 năm 2025 được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới với trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình cuối kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng ra đề kiểm tra cho các em học sinh.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 8 năm 2025 (Sách mới)
- 1. Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Kết nối tri thức 2025
- 2. Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều
- 3. Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
1. Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Kết nối tri thức 2025
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II |
I. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
Câu 1: Cấu trúc chung của mạch điện gồm mấy thành phần chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Cầu chì có công dụng gì?
A. Bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện
B. Bảo vệ an toàn cho mạch điện
C. Bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện và mạch điện
D. Đáp án khác
Câu 3: Sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện là
A. Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Nguồn điện → Phụ tải điện
B. Phụ tải điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Nguồn điện
C. Nguồn điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Phụ tải điện
D. Nguồn điện → Phụ tải điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ
Câu 4: Sơ đồ khối mạch điện điều khiển là
A. Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển → Nguồn điện → Đối tượng điều khiển
B. Đối tượng điều khiển → Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển → Nguồn điện
C. Nguồn điện → Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển → Đối tượng điều khiển
D. Nguồn điện → Đối tượng điều khiển → Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển
Câu 5: Nguồn điện nào sau đây không tạo ra dòng điện một chiều?
A. Pin
B. Ắc quy
C. Pin mặt trời
D. Lưới điện
Câu 6: Quan sát mạch điện điều khiển sau và cho biết nó sử dụng mô đun cảm biến nào?
A. Mô đun cảm biến ánh sáng
B. Mô đun cảm biến nhiệt độ
C. Mô đun cảm biến khói
D. Mô đun cảm biến tiệm cận
Câu 7: Đâu là chức năng của mô đun cảm biến ánh sáng?
A. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự động
B. Thiết kế mạch tưới nước tự động
C. Thiết kế mạch điều khiển nhiệt độ tự động
D. Thiết kế mạch báo hiệu có khí
Câu 8: Chức năng của tiếp điểm đóng cắt là?
A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
D. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện
Câu 9: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là gì?
A. Cảm biến độ ẩm
B. Cảm biến ánh sáng
C. Mô đun cảm biến nhiệt độ
D. Mô đun cảm biến ánh sáng
Câu 10: Vai trò của mô đun cảm biến là?
A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
D. Điều khiển đóng, cắt nguồn điện cho các thiết bị điện theo tín hiệu cảm nhận của cảm biến
.........
II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái, quá trình vật lý hay hóa học ở môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng của môi trường, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn gọn là đo đạc, phục vụ trong truyền và xử lý thông tin hay trong điều khiển các quá trình khác.
a) Cảm biến là thiết bị cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,... cần đo thành tín hiệu điện.
b) Cảm biến được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, y tế, ô tô và tự động hóa để thu thập dữ liệu và điều khiển thiết bị.
c) Mọi cảm biến đều hoạt động theo nguyên lý cơ học.
d) Cảm biến chỉ có thể đo lường nhiệt độ và áp suất, không thể đo các đại lượng khác như ánh sáng hay độ ẩm.
Câu 2. Mô đun cảm biến ánh sáng là một thiết bị công nghệ được sử dụng để phát hiện và đo cường độ ánh sáng trong môi trường xung quanh. Các cảm biến này thường được tích hợp trong các hệ thống chiếu sáng thông minh, các thiết bị điện tử, và nhiều ứng dụng công nghiệp khác. Chúng có khả năng tự động điều chỉnh ánh sáng hoặc kích hoạt các thiết bị khác khi điều kiện ánh sáng thay đổi.
a) Mô-đun cảm biến ánh sáng có thể phát hiện cường độ ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện để vi điều khiển xử lý.
b) Mô đun cảm biến ánh sáng hường được sử dụng để thiết kế các hệ thống chiếu sáng tự động.
c) Mô-đun cảm biến ánh sáng có thể đo chính xác nhiệt độ môi trường.
d) Mô-đun cảm biến ánh sáng chỉ hoạt động vào ban ngày và không thể phát hiện ánh sáng vào ban đêm.
................
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến có những thành phần chính nào?
Câu 2. Hãy tìm hiểu về công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện ở khu vực nơi em sống?
Câu 3. Trong các nghề sau, nghề nào liên quan đến kĩ thuật?
Kiến trúc sư cảnh quan, người vẽ bản đồ, nhà thiên văn học, kĩ thuật thiết bị hình ảnh, nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư xây dựng, kiểm tra an ninh hàng không, lắp ráp ô tô, thợ lắp kính, nhà thiết kế công nghiệp và sản phẩm, nhà thiết kế trang sức
Câu 4. Thiết kế kĩ thuật gồm những bước cơ bản nào? Bước nào quyết định sản phẩm được hoàn thiện tiếp hay phải điều chỉnh lại?
2. Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều
PHÒNG GD&ĐT QUẬN........ . |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II |
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
Câu 1: Đâu là phụ tải biến điện năng thành cơ năng?
A. Ti vi
B. Dàn âm thanh
C. Xe đạp điện
D. Bóng đèn
Câu 2: Bộ phận truyền dẫn là?
A. Rơ le điện
B. Dây dẫn, cáp điện
C. Cầu dao điện
D. Bếp điện
Câu 3: Phụ tải điện là thiết bị sử dụng điện năng để biến đổi thành?
A. Nhiệt năng
B. Cơ năng
C. Quang năng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Cấu trúc chung của mạch điện gồm mấy thành phần chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Ở nước ta, mạng điện trong nhà có cấp điện áp là:
A. 220V
B. 110V
C. 380V
D. Đáp án khác
Câu 6: Mô đun cảm biến theo tín hiệu đầu vào là
A. Mô đun cảm biến chuyển động
B. Mô đun cảm biến hồng ngoại
C. Mô đun cảm biến khí độc hại
D. Mô đun cảm biến quang dẫn
Câu 7: Chức năng của tiếp điểm đóng cắt là?
A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
D. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện
Câu 8: Hình ảnh sau là kí hiệu của phần tử nào trong mạch điện điều khiển?
A. Rơ le điện
B. Nguồn một chiều
C. Công tắc hai cực
D. Cầu chì
Câu 9: Mô đun cảm biến theo tính năng và ứng dụng là
A. Mô đun cảm biến ánh sáng
B. Mô đun cảm biến nhiệt độ
C. Mô đun cảm biến chuyển động
D. Mô đun cảm biến nhiệt điện trở
Câu 10: Sơ đồ khối mạch điện điều khiển không gồm bộ phận nào?
A. Nguồn điện
B. Thiết bị đóng cắt và điều khiển
C. Phụ tải điện
D. Bộ phận truyền dẫn
Câu 11: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển điều hòa tự động?
A. Cảm biến ánh sáng
B. Cảm biến nhiệt độ
C. Cảm biến độ ẩm
D. Cảm biến hồng ngoại
Câu 12: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển đóng/mở rèm cửa tự động?
A. Cảm biến ánh sáng
B. Cảm biến nhiệt độ
C. Cảm biến độ ẩm
D. Cảm biến hồng ngoại
Câu 13: Nội dung thực hiện ở bước vận hành mạch điện là?
A. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ mạch điện
B. Xác định thành phần chính và đầu nối của mạch điện
C. Xác định vị trí cổng đầu vào, cổng ra của mô đun
D. Cấp nguồn, kiểm tra hoạt động của mạch điện; đánh giá và điều chỉnh
Câu 14: Vai trò của mô đun cảm biến là?
A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu điện.
B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
D. Điều khiển đóng, cắt nguồn điện cho các thiết bị điện theo tín hiệu cảm nhận của cảm biến
Câu 15: Nội dung thực hiện ở bước lắp ráp mạch điện là?
A. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ mạch điện
B. Xác định thành phần chính và đầu nối của mạch điện
C. Xác định vị trí cổng đầu vào, cổng ra của mô đun
D. Tiến hành đấu nối theo sơ đồ mạch điện
Câu 16: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển đóng/mở rèm cửa tự động?
...........
II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Kỹ sư điện (Electrical Engineer) là một người có kiến thức chuyên sâu về các hệ thống điện, điện tử và viễn thông. Họ có nhiệm vụ thiết kế, xây dựng và bảo trì các hệ thống điện. Từ các mạch điện đơn giản cho đến các hệ thống phức tạp hơn như hệ thống điện lưới quốc gia. Dưới đây là một số nhận định:
a) Một trong những nhiệm vụ của kỹ sư điện là tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện, linh kiện, động cơ và thiết bị.
b) Người làm nghề kỹ sư điện cần có kiến thức vững về điện, điện tử, an toàn lao động và sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế mạch điện.
c) Kỹ sư điện chỉ làm việc với hệ thống dây điện và không liên quan đến các thiết bị điện tử.
d) Chỉ cần có kỹ năng thực hành tốt mà không cần hiểu lý thuyết chuyên sâu vẫn có thể trở thành kỹ sư điện.
Câu 2. Khi tìm hiểu về những yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Người lao động trong lĩnh vực kỹ thuật điện cần có ý thức tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động để đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp.
b) Ngoài kiến thức chuyên môn, người lao động cần có khả năng làm việc nhóm để phối hợp hiệu quả trong quá trình thi công và sửa chữa hệ thống điện.
c) Chỉ cần có đam mê kỹ thuật là có thể làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện mà không cần đến kiến thức chuyên môn.
d) Người lao động trong ngành kỹ thuật điện không cần phải chịu được áp lực công việc cao vì công việc này không quá căng thẳng.
Câu 3. Quan sát hình ảnh dưới đây:
a) Nhiệm vụ của thợ điện là lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, móc móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp cung cấp điện và truyền tải điện.
b) Trong quá trình làm việc, thợ điện phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ như găng tay cách điện, kính bảo hộ để đảm bảo an toàn.
c) Thợ điện chỉ làm việc với hệ thống điện dân dụng, không liên quan đến điện công nghiệp.
d) Thợ điện không cần kiến thức về điện, chỉ cần thực hành nhiều là có thể làm việc tốt.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu những nguyên nhân chính gây tai nạn điện.
Trả lời:
Nguyên nhân chính gây tai nạn điện như:
- Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
- Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
Câu 2: Nêu công dụng của giày cách điện.
Trả lời:
Giày cách điện có công dụng là: bảo vệ đôi chân không chạm vào vùng bị nhiễm điện khi phải làm việc trong môi trường có nguy cơ rò rỉ điện.
.......
3. Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
PHÒNG GD&ĐT QUẬN........ . |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II |
I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Công nghệ 8
1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện
1. 1. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
- Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
- Kiểm tra thiết bị điện mà không sử dụng dụng cụ bảo vệ hoặc hỗ trợ.
- Chạm vào ổ điện bằng vật dẫn điện.
1. 2. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện
- Tiếp xúc với dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
- Sử dụng các thiết bị bị rò rỉ điện.
- Tiếp xúc với khu vực có dây dẫn bị đứt rơi xuống đất.
1. 3. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp
Gần đường dây cao áp và trạm biến áp có nguy cơ phóng điện qua không khí hoặc truyền điện xuống đất.
2. Biện pháp an toàn điện
Để sử dụng điện an toàn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Khi sử dụng điện:
+ Lựa chọn thiết bị điện an toàn và sử dụng đúng hướng dẫn.
+ Kiểm tra định kỳ thiết bị và dây cấp nguồn.
+ Sử dụng dây cấp nguồn có vỏ cách điện.
+ Sử dụng thiết bị chống giật và tuân thủ khoảng cách an toàn.
- Khi sửa chữa điện:
+ Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa.
+ Sử dụng đúng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
3. Mô đun cảm biến
- Mô đun cảm biến là thiết bị điện tử có mạch điện tử và cảm biến phát hiện và phản hồi tín hiệu đầu vào từ môi trường.
- Phân loại:
+ Phân loại mô đun cảm biến theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch điện tử (ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ).
+ Phân loại dựa trên dạng tín hiệu phản hồi cho mạch điện điều khiển (tương tự hoặc số).
- Có loại bật, tắt thông qua công tắc điện từ, như công tắc tự động dùng cảm biến hồng ngoại.
4. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện
Kĩ thuật điện có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất. Các ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm:
- Kĩ sư điện: nghiên cứu, thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống, linh kiện và thiết bị điện.
- Kĩ sư điện tử: nghiên cứu, thiết kế, vận hành và bảo trì linh kiện và thiết bị điện tử.
- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: hỗ trợ kĩ thuật cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.
- Thợ điện: lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện và các thiết bị liên quan.
5. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện
5. 1. Phẩm chất
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung
- Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới
- Sức khoẻ tốt, không sợ độ cao.
5. 2. Năng lực
- Người lao động kĩ thuật điện cần có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn và làm việc nhóm.
- Mỗi ngành trong kĩ thuật điện có yêu cầu riêng:
+ Kĩ sư điện, điện tử cần tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát.
+ Kĩ thuật viên cần kĩ năng giám sát, hỗ trợ kĩ thuật.
+ Thợ điện cần kiến thức an toàn lao động, kỹ năng sử dụng thiết bị điện.
6. . Quy trình thiết kế kĩ thuật
- Thiết kế kĩ thuật là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế.
- Quá trình này thường được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Hình thành ý tưởng thiết kế
Các công việc trong bước hình thành ý tưởng thiết kế bao gồm:
- Nghiên cứu sự cần thiết của sản phẩm.
- Xác định các yêu cầu, mục tiêu cần đạt về công dụng của sản phẩm.
- Xác định đối tượng sử dụng sản phẩm và điều kiện sử dụng sản phẩm.
Bước 2. Tiến hành thiết kế
Các công việc trong bước tiến hành thiết kế bao gồm:
- Thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm.
- Đề xuất phương án thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu của sản phẩm.
- Lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm.
Bước 3. Đánh giá phương án thiết kế
Các công việc trong bước đánh giá phương án thiết kế bao gồm:
- Làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm dựa trên bản vẽ kĩ thuật.
- Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để xác định sự phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra và tìm những chi tiết, bộ phận cần thay đổi, cải tiến.
- Hoàn thiện phương án thiết kế.
Bước 4. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm
Hoàn thiện hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm bao gồm các tài liệu:
- Bản vẽ chi tiết.
- Bản vẽ lắp.
- Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng,. . .
II. Đề thi minh họa
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Thiết bị và đồ dùng điện có số liệu kĩ thuật nào sau đây phù hợp với điện áp định mức của mạng điện trong nhà em
A. Bàn là điện 220V- 1000W.
B. Quạt điện 110V- 80W.
C. Công tắc điện 500V- 10A.
D. Bóng điện 12V – 3W
Câu 2: Cầu chì có công dụng:
A. Đóng cắt mạch điện.
B. Thiết bị lấy điện.
C. Phát huy hiệu suất dòng điện.
D. Bảo vệ an toàn điện.
Câu 3: Tất cả các đồ dùng điện nào dưới đây đều là đồ dùng loại điện – cơ:
A. Bàn là, quạt điện, bếp đi
B. Quạt điện, máy xay sinh tố, máy giặt.
C. Bàn là, bếp điện, động cơ điện.
D. Bàn là, ấm điện, bếp điện, nồi cơm điện.
Câu 4: Khi sửa chữa điện không nên:
A. Ngắt cầu dao.
C. Dùng tay trần chạm vào dây trần không vỏ bọc.
D. Dùng các dụng cụ cách điện.
B. Ngắt aptomat, rút phích điện.
Câu 5: Để giảm bớt điện năng tiêu thụ trong gia đình.
A. nên sử dụng đồ dùng điện có công suất nhỏ.
B. sử dụng nhiều đồ dùng điện liên tục.
C. nên sử dụng nhiều đồ dùng điện.
D. cần chọn đồ dùng điện có công suất phù hợp.
Câu 6: Máy biến áp 1 pha là thiết bị điện dùng
A. biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều 1 pha.
B. biến điện năng thành cơ năng.
C. biến đổi điện áp của dòng điện 1 chiều
D. biến đổi cường độ của dòng điện.
Câu 7: Giờ cao điểm dùng điện là:
A. Từ 0h đến 18h
B. Từ 18h đến 22h
C. Từ 22h đến 24h
D. Từ 12h đến 18h
Câu 8: Tiết kiệm điện năng đem lại những lợi ích gì ?
A. Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện
B. Giảm bớt khí thải và chất thải gây ô nhiễm môi trường
C. Có tác dụng bảo vệ môi trường
D. Tất cả đều đúng
.......
II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Mạch điện là một tập hợp các linh kiện điện tử được kết hợp thành một bảng mạch, có khả năng kết nối với các đoạn dây dẫn để tạo thành một hệ thống hoạt động. Dưới đây là một số nhận định:
a) Mạch điện là một tập hợp các phần tử như nguồn điện; phụ tải; thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ được nối với nhau bằng dây dẫn để thực hiện chức năng nhất định.
b) Sơ đồ cấu trúc của mạch điện gồm 3 khối: Nguồn điện ® Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ ® Phụ tải
c) Phụ tải là thành phần cung cấp năng lượng cho mạch điện hoạt động.
d) Mạch điện có thể hoạt động mà không cần nguồn điện cung cấp năng lượng.
Câu 2. Khi tìm hiểu về mạch điện điều khiển, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Mạch điện điều khiển là mạch điện được sử dụng để thực hiện chức năng điều khiển.
b) Mạch điện điều khiển đơn giản thường gồm: nguồn điện; cảm biến, bộ phận xử lí và điều khiển; đối tượng điều khiển.
c) Cảm biến có nhiệm vụ tiếp nhận xử lí tín hiệu điện tử cảm biến thành tín hiệu điều khiển tới đối tượng điều khiển.
d) Bộ phận xử lí có nhiệm vụ cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học cần đo thành tín hiệu điện.
..........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 7 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
5.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 8 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
5.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Chân trời sáng tạo
5.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Cánh diều
1.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
5.000+