Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 môn KHTN 8 sách KNTT, Cánh diều (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 2 sách Cánh diều và Kết nối tri thức tổng hợp kiến thức cần nắm kèm theo các dạng câu hỏi trọng tâm theo từng chủ đề.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2025 được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới với trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn và tự luận chưa có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình cuối kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8.

Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2025 (Cấu trúc mới)

1. Đề cương ôn tập học kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức 

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2024 - 2025
MÔN: Khoa học tự nhiên 8

* PHÂN MÔN HÓA

A. TRẮC NGHIỆM:

I. Phần trắc nghiệm nhiều lựa chọn:

Câu 1: Chất nào sau đây là base?

A. KOH.
B. HCl
C. NaCl
D. H2SO4

Câu 2: Dãy các base làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng là?

A, NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2
B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2.
C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3
D.LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3

Câu 3: Oxide nào sau đây là oxide base?

A. P2O5
B. SO2
C. CaO.
D. CO

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Môi trường kiềm có pH < 7.
B. Môi trường kiềm có pH > 7
C. Môi trường trung tính có pH = 7
D. Môi trường acid có pH < 7

Câu 3: Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm rất hẹp khoảng bao nhiêu?

A. 3,35 - 3,45
B. 5,35 - 5,45
C. 7,35 - 7,45.
D. 9,35 - 9,45

Câu 4: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:

A. MgCl2; Na2SO4; KNO3.
B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2
C. CaSO4; HCl; MgCO3
D. H2O; Na3PO4; KOH

Câu 5: Hợp chất nào sau đây không phải là muối?

A. Calcium hidroxide.
B. Sodium sunfite
C. Calcium sunfite
D. Sodium sunfate

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng sau: ? + 2HCl --- ZnCl2 + H2 Chất thích hợp để điền vào dấu ? là

A. Zn(OH)2
B. ZnO
C. Zn
D. ZnCO3

Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: MgSO4 + ? .. Mg(OH)2 + Na2SO4. Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là

A. NaOH.
B. Na2O
C. Ca(OH)2
D. Na

Câu 8: Các muối nào sau đây đều tan tốt trong nước?

A. Na2SO4, BaSO4, BaCl2
C. MgSO4, ZnSO4, PbSO4
C. CuSO4, FeCl3, Pb(NO3)2.
D. K2CO3, CaCO3, CaCl2

.............

II. Phần trắc nghiệm đúng/sai:

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng ghi Đ, câu nào sai ghi S?

Câu

Nội dung

Đ/S

1

Dung dịch base làm quỳ tím hóa xanh.

 

2

Fe(OH)3 là base tan được trong nước

 

3

Kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

 

4

Muối là hợp chất, được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium .

 

5

Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là sodium sulfate.

 

6

Muối BaCO3 tan tốt trong nước

 

7

Oxide acid tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối và nước.

 

8

Tính chất hóa học của muối: phản ứng với kim loại, acid, muối, base.

 

9

Phân đạm là phân bón cung cấp nguyên tố N cho cây trồng.

 

10

Phân NPK chứa 4 thành phần dinh dưỡng chính

 

III. Phần trắc nghiệm trả lời ngắn:

Câu 1: CO2 là oxide base hay oxide acid?...................................................

Câu 2: Dung dịch base tác dụng với dung dịch muối tạo ra sản phẩm gì? :………………………

Câu 3: Tên của muối Na2SO4 là:……………………………

Câu 4: Trong các nhóm nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây, nhóm nguyên tố đa lượng gồm các nguyên tố nào? ……………

Câu 5: Nguyên tắc “4 đúng” trong việc sử dụng phân bón là gì? …………………………

Câu 6: Có nên bón phân kali cho cây trồng vào những ngày mưa to hay không? Vì sao?

Không nên vì phân kali dễ tan, có thể bị trôi theo nước mưa.

............

Tải file tài liệu để xem đầy đủ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 

2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 KHTN 8 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2024 - 2025
MÔN: Khoa học tự nhiên 8

PHẦN I: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. SỰ NHIỄM ĐIỆN

1.1. Sự nhiễm điện do cọ xát:

- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

- Các vật sau khi có xát có thể hút hoặc đẩy các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

- Nguyên nhân: Khi các vật cách điện cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật này nhiễm điện

- Có 2 loại điện tích: đó là điện tích dương ( +) và điện tích âm ( - )

- Đặc điểm: các vật nhiễm điện cùng dấu đẩy nhau, trái dấu hút nhau

1.2. DÒNG ĐIỆN

- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện

- Khi các thiết bị điện hoạt động khi đó có dòng điện chạy qua

1.3. VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN

- Vật dẫn điện là những vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ : Sắt, đồng , nhôm …

- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua .Ví dụ : sứ ,cao su, thủy tinh …

............

II. LUYỆN TẬP

BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5

Câu 1: Sau khi mảnh nhựa cọ xát với áo len, mảnh nhựa mang điện âm, nếu mảnh nhựa vẫn được đặt gần áo len thì có thể xảy ra sự phóng điện. Hãy cho biết hạt mang điện trong quá trình phóng điện đó là gì. Hãy dùng hình vẽ mô tả chiều dịch chuyển của các hạt mang điện trong quá trình phóng điện.

Câu 2: Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước.

a. Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?

b. Ngoài các vật ở trên, hãy kể thêm một số vật dẫn điện và vật cách điện trong gia đình em.

Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và chiều dòng điện trong các trường hợp sau:

a. Một nguồn điện 2 pin , công tắc đóng, cầu chì , bóng dèn sợ đốt

b. Một nguồn điện 3 pin, công tắc đóng, biến trở, điốt phát quang,chuông điện

Câu 4: hình bên là mạch đạch diện đơn giản hãy:

a. Nêu tên các dụng cụ có trong hình

b. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của hình bên

Câu 5: Cho các đồ dùng điện sau: nồi cơm điện, bàn là điện, đèn học, đèn led, bếp hồng ngoại, chiếc vợt muỗi, mạ đồng, máy sốc tim. Hãy lập bảng liệt kê các đồ dùng điện dựa trên tác dụng sau:

a. Tác dụng nhiệt.

b. Tác dụng phát sáng.

c. Tác dụng hóa học.

d. Tác dụng sinh lí.

..........

2. Trắc nghiệm đúng sai

Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Cho 5,6 g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được khối lượng muối là m gam.

a) Số mol Fe là 0,2 mol.

b) Phương trình hoá học của phản ứng: Fe + 2H2SO4→ FeSO4+ 2H2

c) Số mol H2SO4bằng số mol Fe.

d) Khối lượng FeSO4là lớn hơn 15 gam.

Câu 2 : Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Để điều chế dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide), người ta cho calcium oxide tác dụng với nước. Phản ứng xảy ra như sau:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Cho 0,28 g CaO tác dụng hoàn toàn với 100 g nước.

a) Số mol CaO là 0,005 mol.

b) Khối lượng Ca(OH)2tạo thành là lớn hơn 0,5 gam.

c) Khối lượng dung dịch thu được là 100,28 gam.

d) Nồng độ phần trăm của dung dịch Ca(OH)2thu được là lớn hơn 0,5%.

.............

Tải file tài liệu để xem đầy đủ Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm