Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 môn KHTN 7 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 12 trang giới hạn kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2.
Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 7 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2025
PHÒNG GD&ĐT QUẬN. ........ TRƯỜNG THCS........ |
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2024 - 2025 |
A. Lí thuyết ôn thi học kì 2 KHTN 7
Chủ đề 7: Tính chất từ của chất
Sự định hướng của thanh nam châm: Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí
- Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North)
- Đầu kia của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S (South)
Nam châm tác dụng lên nam châm: Cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau
Nam châm hút được vật làm bằng sắt, thép, cobalt, nickel, ...(được gọi là những vật liệu từ). Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.
Từ trường bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn có dòng điện). Biểu hiện cụ thể của từ trường là tác dụng lực lên vật liệu từ đặt trong nó.
Từ phổ là một hình ảnh trực quan về từ trường. Mỗi đường sức từ có một chiều xác định, đi ra cực bắc, đi vào cực nam của nam chảm. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ mau, nơi nào từ trường yếu thì đường sức thưa.
Một cuộn dây bao quanh một lõi sắt, khi có dòng điện chạy qua là một nam châm điện.
Trái Đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.
Theo quy ước cực từ Bắc của trái đất ở gần Cực Bắc của trái đất
La bàn là dụng cụ dùng để chỉ xác định phương hướng trên trái đất. Có cấu tạo gồm: Kim nam châm quay tự do trên trục, mặt hình tròn chia 360o, vỏ kim loại kèm mặt kính
Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Trao đối chất là tập hợp các biến đổi hoá học trong các tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
- Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là chuyển hoá năng lượng. Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ trong các liên kết hoá học của các hợp chất hữu cơ.
- Trao đối chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể, xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
- Lá là cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide đồng thời thải ra khí oxygen. Quang hợp diễn ra ở các tế bào có diệp lục.
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp: Ánh sáng, Carbon dioxide, nước, nhiệt độ.
- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
- Phương trình: Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)
- Hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có quá trình hô hấp tế bào. Tốc độ hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
- Quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau
Đặc điểm |
Tổng hợp |
Phân giải |
Nguyên liệu |
- Các chất đơn giản, năng lượng. |
- Các chất hữu cơ, oxygen. |
Sản phẩm tạo ra |
- Chất hữu cơ kích thước lớn như protein, chất béo,… |
- Năng lượng ATP và nhiệt, khí carbon dioxide, hơi nước, các chất đơn giản. |
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là: nhiệt độ, độ ẩm và nước, nồng độ carbon dioxide, nồng độ khí oxygen,…
- Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường. Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết đối với cơ thể con người.
- Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho động vật và con người: thức ăn và đồ uống. Trao đổi nước ở động vật và người gồm 3 giai đoạn là lấy vào, sử dụng, thải ra. Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Do vậy, cần uống đủ nước mỗi ngày.
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loại, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể.
- Việc thu nhận, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người được thực hiện thông qua hệ tiêu hóa
- Động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
- Ở động vật đa bào phức tạp, hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn. Ở người, thức ăn được tiêu hoá đi đến các bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn (gồm 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ)
- Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, động vật
.................
B. Một số dạng bài tập ôn luyện
I. Phần trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Câu 1. Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.
Câu 2. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua bộ phận nào của cây?
A. Rễ cây.
B. Thân cây.
C. Lá cây.
D. Ngọn cây.
Câu 3. Nước chiếm bao nhiêu % cơ thể sinh vật?
A .50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
Câu 4. Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
A. 1,5 – 2 L.
B. 0,5 – 1 L.
C. 2 – 2,5 L.
D. 2,5 – 3 L.
Câu 5. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy.
B. chậm, khó nhận thấy.
C. nhanh, khó nhận thấy.
D. chậm, dễ nhận thấy.
Câu 6. Tập tính bẩm sinh là những tập tính
A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 7. Tập tính học được là
A. loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.
B. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể nhưng mang tính đặc trưng cho loài.
C. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
D. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ nhưng không có tính bền vững.
Câu 8. Sinh trưởng ở động vật là
A. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian.
B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
C. sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
D. sự biến đổi hình thái của cơ thể động vật theo thời gian.
.........
2. Phần trắc nghiệm đúng/sai:
Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng ghi Đ, câu nào sai ghi S?
STT |
Nội dung |
Đúng |
Sai |
1 |
Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật. |
|
|
2 |
Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. |
|
|
3 |
Nước góp phần điều hòa nhiệt độ của cơ thể. |
|
|
4 |
Vai trò của lipit là tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. |
|
|
5 |
Vai trò của protein là tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. |
|
|
6 |
Trong những ngày nắng nóng mạnh sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra nhanh và mạnh. |
|
|
7 |
Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2 và O2 không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết. |
|
|
8 |
Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày là biện pháp hợp lí để bảo vệ hệ hô hấp. |
|
|
9 |
Không có quang hợp thì không có sự sống trên trái đất |
|
|
10 |
Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở để khí Carbondioxide khuếch tán vào trong lá. |
|
|
11 |
Trồng cây lưỡi hổ trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa giúp không khí trong sạch hơn. |
|
|
12 |
Nồng độ carbon dioxide nếu tăng quá cao (cao hơn 0,03%) sẽ gây ức chế quá trình hô hấp tế bào. |
|
|
13 |
Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây. |
|
|
14 |
Mạch gỗ gồm các tế bào chết, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng. |
|
|
15 |
Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu CO2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất dinh dưỡng và khí O2 trở về tim. |
|
|
16 |
Thực hiện các hoạt động lao động nặng làm cơ thể mất nhiều nước. |
|
|
17 |
Lá cây xấu hổ khép lại khi chạm tay vào là hiện tượng cảm ứng. |
|
|
18 |
Tập tính động vật là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. |
|
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 KHTN 7
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Gia Bảo TrầnThích · Phản hồi · 0 · 27/04/24
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ 2 -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
1.000+ -
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
1.000+ -
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+ -
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
50.000+ -
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Toán 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
10.000+