Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 7 sách Cánh diều Ôn thi học kì 2 Công nghệ 7 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 12 trang giới hạn lý thuyết kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 7 Cánh diều năm 2025

I. Lý thuyết ôn thi học kì 2

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

Chăn nuôi và thủy sản

· Giới thiệu chung về chăn nuôi

- Vai trò: cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, sức kéo, phân bón và tạo việc làm

- Triển vọng: sản xuất hàng hóa theo mô hình khép kín, áp dụng công nghệ tiến tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Một số giống vật nuôi phổ biến ở Việt Nam

+ một số vât nuôi bản địa: lợn Móng Cái, lợn Sóc, gà Ri, dê cỏ, …

+ một số vật nuôi ngoại nhập: lợn Landrace, gà Ross 308, …

- Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam: nuôi chăn thả tự do, nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp

- Một số ngành nghề trong chăn nuôi: nghề chăn nuôi, nghề thú y, nghề chọn tạo giống vật nuôi

· Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

- Vai trò

+ Vật nuôi khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật

+ Vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

+ Vật nuôi sinh sản có khả năng sinh sản tốt cho ra số lượng con nhiều và chất lượng đàn con tốt.

=> Nuôi dưỡng và chăm sóc có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

- Vật nuôi đực giống

+ chăm sóc: cho vật nuôi vậ động; tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh; kiểm tra thể trọng và tinh dịch

+ nuôi dưỡng: cho ăn thức ăn phù hợp và đủ chất dinh dưỡng

- Vật nuôi cái sinh sản: giai đọn hậu bị, giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con ở gia súc và giai đoạn đẻ trứng ở gia cầm

- Vật nuôi non: chức năng của cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện; khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh; cường độ sinh trưởng lớn; khả năng miễn dịch yếu; thường bị thiếu máu

· Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

- Khái niệm bệnh: là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vât nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau

- Nguyên nhân gây bệnh:

+ động vật giảm sức đề kháng

+ môi trường bất lợi cho động vât và thuận lơi cho các tác nhân gây bệnh

+ tác nhân gây bệnh:

· Bên trong (di truyền)

· Bên ngoài: cơ học (chấn thương, tai nạn,…), lí học (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, dòng điện, tia phóng xạ,…), hóa học (ngộ độc acid, kiềm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…), sinh học (vi sinh vật, kí sinh trùng, …)

- Các biện pháp phòng, trị bệnh

+ phòng bệnh cho vât nuôi

+ phòng bệnh bằng vaccine

+ trị bệnh cho vật nuôi

- Vệ sinh trong chăn nuôi

+ vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi

+ vệ sinh thức ăn và nước uống trong chăn nuôi

+ vệ sinh thân thể vật nuôi

+ quản lí chất thải chăn nuôi

· Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản

- Vai trò: cung cấp thực phẩm giàu đạm, giàu acid béo omega-3 giúp giảm thiểu các bệnh về tim mạch; cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu; cung cấp nguyên liệu cho ngành dược mĩ phẩm; phụ phẩm trong quá trình chế biến có thể làm thức ăn cho chăn nuôi; tạo việc là và thu nhập cho người dân

- Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế: cá tra, cá rô phi, nghêu, cá chẽm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá chép

· Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Quy trình:

- Chuẩn bị ao nuôi: thiết kế ao, cải tạo ao nuôi

- Thả cá giống

- Chăm sóc và quản lí cá sau khi thả: quản lí thức ăn cho cá; quản lí chất lượng nước ao nuôi; quản lí sức khỏa cá

- Thu hoạch: thu tỉa, thu toàn bộ

· Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản

- Biện pháp quản lí môi trường ao nuôi thủy sản:

+ thiết kế ao không có góc chết, tạo dòng chảy tự nhiên trong nước

+ thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước

+ sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần

+ điều chỉnh mật độ nuôi; lượng thức ăn phù hợp

+ bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; tăng tốc độ dòng chảy trong ao

+ sử dung chế phẩm sinh học xử lí nước ao

- Biện pháp phòng, trị bệnh:

+ nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản

+ ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh

+ trị bệnh

· Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản

- Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

+ xử lí các nguồn nước thải

+ kiểm soát môi trường nuôi thủy sản

- Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ khai thác thủy sản hợp lí

+ tái tạo nguồn lợi thủy sản

+ bảo vệ đường di cư của các loài thủy sản

+ bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

+ bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn nội địa

II. Câu hỏi trắc nghiệm

I/ TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1 Chuồng nuôi gà thịt phải đảm bảo các điều kiện nào sau đây?

A. Càng kín càng tốt, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.
B. Có độ ẩm cao, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
C. Thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
D. Có độ ẩm thấp, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.

Câu 2 Để đảm bảo chuồng gà được thông thoáng, tường thường được xây như thế nào là phù hợp?

A. Không cần xây gạch.
B. Cao từ 0,5 m đến 0,6 m.
C. Cao từ 1,0m đến 2,0m.
D. Xây cao đến mái (như nhà ở của người).

Câu 3 Nếu nhiệt độ trong chuồng úm thích hợp với nhu cầu của cơ thể thì gà con sẽ có biểu hiện nào sau đây?

A. Chụm lại thành đám ở dưới đèn úm.
B. Tản ra, tránh xa đèn úm.
C. Phân bố đều trên sàn, ăn uống và đi lại bình thường.
D. Chụm lại một phía trong quây.

Câu 4 Trong chăn nuôi gà thịt, việc thay lớp độn chuồng và làm tổng vệ sinh nền chuồng khi nào là phù hợp nhất?

A. Sau khi nuôi được 1 tháng.
B. Sau khi nuôi được 2 tháng.
C. Sau khi nuôi được 3 tháng.
D. Sau mỗi lứa gà.

Câu 5. Đâu không phải phương pháp phòng trị bệnh cho gà

A. Đảm bảo ba sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.
B. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
C. Khi phát hiện vật nuôi bị bệnh, cần theo dõi thêm một thời gian mớibáo cho bác sĩ thú y. Nếu bị chết có thể giết thịt.
D. Đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lí.

Câu 6 Khi úm gà con, cần bỏ quây để gà đi lại tự do vào thời gian nào là phù hợp nhất?

A. Sau từ 1 đến 2 tuần tuổi.
B. Sau từ 2 đến 3 tuần tuổi.
C. Sau từ 3 đến 4 tuần tuổi.
D. Sau khoảng 8 tuần tuổi.

Câu 7 Điền các từ hoặc cụm từ sau đây vào chỗ (...) cho phù hợp: Khi gà thì cho ăn 3 - 4
lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng3 - 4 giờ.

A. từ một đến ba tháng tuổi
B. dưới một tháng tuổi
C. trên bốn tháng tuổi
D. dưới 5 tháng tuổi

Câu 8 Biện pháp nào sau đây không đúng khi phòng bệnh cho gà?

A. Chuồng trại cách li với nhà ở; thoáng mát, hợp vệ sinh.
B. Ăn uống đủ chất, đủ lượng.
C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ.
D. Cho uống thuốc kháng sinh định kì.

Câu 9. Để phòng bệnh cho gà hiệu quả cần thực hiện tốt nội dung nào sau đây?

A. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
B. Cho ăn càng nhiều tỉnh bột càng tốt.
C. Sử dụng thuốc đúng liều lượng.
D. Cho gà ăn thức ăn hỏng, mốc.

Câu 10 Khi gà có các biểu hiện “bỏ ăn, hay nằm, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng” là có khả năng gà bị bệnh nào sau đây?

A. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
B. Bệnh cúm gà.
C. Bệnh dịch tả gà.
D. Bệnh tiêu chảy.

............

Phần 2: Trắc nghiệm đúng sai

Câu 1: Khi bàn luận các vấn đề chăn nuôi gà thịt trong nông hộ. Các học sinh đã có những nhận định như sau:

a) Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ không đạt hiệu quả kinh tế ổn định như chăn nuôi gà thả vườn.

b) Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tổng đàn gà của Việt Nam vào năm 2022 có 453.3 triệu con, trong đó có 364,67 triệu con gà thịt.

c) Trong cơ cấu chăn nuôi gà, khu vực miền Bắc có tỷ trọng thấp hơn so với khu vực miền Nam.

d) Năm 2021 - 2022, tổng số hộ chăn nuôi gà tăng từ 8.662 triệu hộ lên đến 9.018 triệu hộ.

Câu 2: Khi nói về nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gà, các học sinh đã có những nhận định như sau:

a) Chỉ các trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn mới gặp vấn đề về dịch bệnh.

b) Gà có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc với gia cầm bệnh hoặc động vật hoang dã.

c) Hiện nay, dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát tốt, phòng ngừa triệt để, không còn xuất hiện nữa.

d) Chuồng trại ẩm ướt, thiếu thông thoáng là nguyên nhân chính khiến gà dễ mắc bệnh.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm