Vật lí 10 Bài 5: Tốc độ và vận tốc Soạn Lý 10 trang 26 sách Kết nối tri thức
Giải Vật lý 10 trang 26, 27, 28, 29 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 5: Tốc độ và vận tốc của chương 2: Động học.
Giải bài tập Vật lý 10 Bài 5: Tốc độ và vận tốc giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 5 chương II trong sách giáo khoa Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.
Vật lí 10 Bài 5: Tốc độ và vận tốc
I. Tốc độ
1. Tốc độ trung bình
Thảo luận : Một vận động viên Nam Phi đã lập kỉ lục thế giới về chạy ba cự ly : 100m, 200m và 400m. Hãy dùng 2 cách trên để xác định vận động viên này chạy nhanh nhất ở cự ly nào ?
Gợi ý đáp án
So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian.
- Quãng đường vận động viên đi được trong 1 s ở mỗi cự li là:
+ Cự li 100 m:\({s_1} = \frac{{100}}{{9,98}} = 10,02\left( m \right)\)
+ Cự li 200 m: \({s_2} = \frac{{200}}{{19,94}} = 10,03\left( m \right)\)
+ Cự li 400 m:\({s_3} = \frac{{400}}{{43,45}} = 9,21\left( m \right)\)
=> Vận động viên chạy nhanh nhất trong cự li 200 m.
❓Tại sao tốc độ trong công thức 5.1b được gọi là tốc độ trung bình
Bởi vì trên cả quãng đường, có lúc đi với tốc độ cao hơn khi lại thấp hơn. Đây chỉ là vận tốc đại diện cho cả quãng đường
❓Hãy tính tốc độ trung bình ra m/s và km/h của nữ vận động viên tại một số giải thi đấu dựa vào bảng 5.2
Gợi ý đáp án
Tính vận tốc trung bình:
Giải điền kinh quốc gia 2016 là 100 : 11.64 = 8.6 m/s= 30.96 km/h
SEA GAME 19, 2017 là: 100 : 11.56 = 8.65 m/s = 31.141 km/h
SEA GAME 30, 2019 là : 100 : 11.54 = 8.66 m/s = 31.195 km/h
2. Tốc độ tức thời
Bố bạn A đưa A đi học bằng xe máy vào lúc 7h. Sau 5 phút, xe đạt tốc độ 30 km/h, sau 10 phút nữa tăng tốc độ lên thêm 15 km/h. Gần đến trường, xe giảm dần tốc độ và dừng trước cổng trường lúc 7h30.
a. Tính tốc độ trung bình của xe máy chở A khi đi từ nhà đến trường. Biết quãng đường từ nhà đến trường là 15 km.
b. Tính tốc độ của xe vào lúc 7h15 phút. và 7h30 phút. tốc độ này là tốc độ gì.
Gợi ý đáp án
Tốc độ trung bình là : 15 : 0.5 = 30 km/h
Tốc độ của xe lúc 7h15 là : 30 +15=45 km/h -> là tốc độ tức thời
Tốc độ của xe lúc 7h30 là :0 km/h -> là tốc độ tức thời.
II. Vận tốc
1. Vận tốc trung bình
❓Một người đi xe máy qua ngã tư với tốc độ trung bình 30 km/h theo hướng Bắc. Sau 3 phút, người đó đến vị trí nào trên hình?
Gợi ý đáp án
Sau 3 phút người đó đi được quãng đường là : (3/60 )x 30 = 1.5 km. Như vậy người đó đến vị trí điểm E
❓Theo em biểu thức nào sau đây xác định giá trị vận tốc ? Tại sao ?
\(a) \frac{s}{t}\)
b) vt
\(c) \frac{d}{t}\)
d) d.t
Gợi ý đáp án
Biểu thức xác định giá trị vận tốc là biểu thức : \(c) \frac{d}{t}\)
Vì d là độ dịch chuyển của vật sẽ cho chúng ta biết được độ dịch chuyển của vật trong một đơn vị thời gian xác định.
2. Vận tốc tức thời
❓Bạn A đi học từ nhà đến trường theo lộ trình ABC hình 5.2. Biết bạn A đi đoạn đường AB = 400 m hết 6 phút. đoạn Bc = 300m hết 4 phút. Xác định tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của A khi đi từ nhà đến trường.
Gợi ý đáp án
- Độ dài quãng đường từ nhà đến trường là:
\(s = AB + BC = 400 + 300 = 700\left( m \right)\)
- Thời gian đi từ nhà đến trường là:
t = 6 + 4 = 10 (phút)
- Tốc độ trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{700}}{{10}} = 70(m/phút) \approx 1,167(m/s)\)
- Độ dịch chuyển của bạn A là:
\(d = AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{{400}^2} + {{300}^2}} = 500\left( m \right)\)
- Vận tốc trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường là:
\(v = \frac{d}{t} = \frac{{500}}{{6 + 4}} = 50(m/phút) \approx 0,83(m/s)\)
3. Tổng hợp vận tốc
a. Tổng hợp hai vận tốc cùng phương
❓ Hãy xác định vận tốc của người này so với mặt đường nếu người này chuyển động về cuối đoàn tàu với vận tốc có cùng độ lớn 1m/s
Gợi ý đáp án
Vận tốc của hành khách lúc này là : 10-1=9m/s
❓Một người bơi trong bể bơi yên lặng có thể đạt với vận tốc 1m/s. Nếu người này bơi xuôi dòng sông có dòng chảy với vận tốc 1m/s thì có thể đạt tối đa vận tốc là bao nhiêu ?
Gợi ý đáp án
Gọi:
\({\overrightarrow v _{1,2}}\) là vận tốc của người so với nước
\({\overrightarrow v _{2,3}}\) là vận tốc của nước so với bờ
\({\overrightarrow v _{1,3}}\) là vận tốc của người so với bờ
Ta có:\({\overrightarrow v _{1,3}} = {\overrightarrow v _{1,2}} + {\overrightarrow v _{2,3}}\)
- Khi người bơi trong bể nước yên lặng, tức \({v_{2,3}} = 0\), ta có:
\({v_{1,2}} = {v_{1,3}} = 1\left( {m/s} \right)\)
- Khi người này bơi xuôi dòng chảy với vận tốc\({v_{2,3}} = 1\left( {m/s} \right)\), ta có:
\({v_{1,3}} = {v_{1,2}} + {v_{2,3}} = 1 + 1 = 2\left( {m/s} \right)\)
Vậy nếu người này bơi xuôi dòng sông có dòng chảy với vận tốc 1 m/s thì có thể đạt vận tốc tối đa là 2 m/s.
❓ Một ca nô chạy hết tốc lực trên mặt nước yên lặng có thể đạt 21.5 km/h. Ca nô này chạy xuôi dòng sông trong một giờ rồi quay lại thì phải mất 2h nữa mới về tới vị trí ban đầu.
Hãy tính vận tốc chảy của dòng sông.
Gợi ý đáp án
Gọi:
\({\overrightarrow v _{1,2}}\) là vận tốc của canô so với nước
\({\overrightarrow v _{2,3}}\) là vận tốc của nước so với bờ
\({\overrightarrow v _{1,3}}\) là vận tốc của canô so với bờ
Ta có: \({\overrightarrow v _{1,3}} = {\overrightarrow v _{1,2}} + {\overrightarrow v _{2,3}}\)
- Khi canô chạy trên mặt nước yên lặng, tức \({v_{2,3}} = 0\), ta có:
\({v_{1,2}} = {v_{1,3}} = 21,5\left( {km/h} \right)\)
- Khi canô chạy xuôi dòng sông, ta có:
\(v{'_{1,3}} = {v_{1,2}} + {v_{2,3}} = 21,5 + {v_{2,3}}\)
\(\Rightarrow {t_1} = \frac{d}{{21,5 + {v_{2,3}}}} \Leftrightarrow 1 = \frac{d}{{21,5 + {v_{2,3}}}} \Leftrightarrow 21,5 = d - {v_{2,3}} (1)\)
- Khi canô quay lại, ta có:
\(v{'_{1,3}} = {v_{1,2}} - {v_{2,3}} = 21,5 - {v_{2,3}}\)
\(\Rightarrow {t_1} = \frac{d}{{21,5 - {v_{2,3}}}} \Leftrightarrow 2 = \frac{d}{{21,5 - {v_{2,3}}}} \Leftrightarrow 43 = d + 2{v_{2,3}} (2)\)
- Từ (1) và (2) ta suy ra:\(\left\{ \begin{array}{l}d = 28,67\left( {km} \right)\\{v_{2,3}} = 7,17\left( {km/h} \right)\end{array} \right.\)
Vậy vận tốc chảy của dòng sông là 7,17 km/h.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều
100+ -
Vật lí 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 11: Thực hành Đo gia tốc rơi tự do
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực
100+ -
Vật lí 10 Bài 14: Định luật 1 Newton
100+ -
Vật lí 10 Bài 15: Định luật 2 Newton
100+ -
Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
1.000+