Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều Soạn Lý 10 trang 120 sách Kết nối tri thức
Giải Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 31 trang 120, 121, 122 thuộc chương 6: Chuyển động tròn đều.
Giải bài tập Vật lý 10 Bài 31 giúp các em hiểu được kiến thức về động học của chuyển động tròn đều, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 31 chương VI Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều, mời các bạn cùng tải tại đây.
Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều
I. Mô tả chuyển động tròn
Câu hỏi 1 trang 120 SGK Lý 10 KNTT
Chứng minh rằng một radian là góc ở tâm chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn.
Gợi ý đáp án
Trong toán học, ta đã biết mối quan hệ giữa độ dài cung với góc ở tâm và bán kính đường tròn: θ = \(\frac{s}{R}\) (rad)
=> Khi θ = 1 rad thì s = R, hay một radian là góc ở tâm chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn.
Câu hỏi 2 trang 120
Tính quãng đường đi được khi vật chuyển động tròn có độ dịch chuyển góc 1 rad, biết bán kính đường tròn là 2 m.
Gợi ý đáp án
Quãng đường đi được khi vật chuyển động tròn có độ dịch chuyển góc 1 rad thỏa mãn công thức:
θ = \(\frac{s}{r}\) => s = θ.r = 1.2 = 2m
Câu hỏi 3 trang 120
Xét chuyển động của kim giờ đồng hồ. Tìm độ dịch chuyển góc của nó (theo độ và theo radian):
a) Trong mỗi giờ.
b) Trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 15 giờ 30 phút.
Gợi ý đáp án
a) Trong một giờ, kim giờ đồng hồ dịch chuyển được \(\frac{1}{12}\) vòng. Vậy độ dịch chuyển góc của nó trong mỗi giờ là:
θ = \(\frac{1}{12}\).360o = 30o =
\(\frac{\pi }{6}\)rad
b) Ta có: 15 giờ 30 phút – 12 giờ = 3,5 giờ
Độ dịch chuyển góc của kim giờ đồng hồ trong khoảng thời gian này là:
θ = 3,5.\(\frac{1}{12}\).360o = 105o =
\(\frac{7\pi }{12}\)rad
II. Chuyển động tròn đều. Tốc độ và tốc độ góc
Câu hỏi trang 121
Dựa vào việc quan sát chuyển động của kim giây quay đều trong đồng hồ để:
So sánh tốc độ của các điểm khác nhau trên kim;
Gợi ý đáp án
Thông qua quan sát, ta thấy:
Tốc độ của các điểm khác nhau trên kim là như nhau.
Câu hỏi trang 121
Dựa vào việc quan sát chuyển động của kim giây quay đều trong đồng hồ để:
So sánh độ dịch chuyển góc trong cùng khoảng thời gian của các điểm khác nhau trên kim.
Gợi ý đáp án
Thông qua quan sát, ta thấy:
Độ dịch chuyển góc trong cùng khoảng thời gian của các điểm khác nhau trên kim là như nhau.
Câu hỏi 1 trang 121 SGK
Hãy tính tốc độ góc của kim giờ và kim phút của đồng hồ.
Gợi ý đáp án
Kim giờ quay một vòng hết 12 h = 43200 s
=> Tốc độ góc của kim giờ là: ω = \(\frac{\theta }{t}\) =
\(\frac{2\pi }{43200}\) ≈ 1,45.10-4rad/s
Kim phút quay một vòng hết 60 phút = 3600 s
=> Tốc độ góc của kim phút là: ω' = θt' = \(\frac{2\pi }{3600}\) ≈ 1,75.10-3rad/s
Câu hỏi 2 trang 121
Roto trong một tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa Bình quay 125 vòng mỗi phút. Hãy tính tốc độ góc của roto này theo đơn vị rad/s.
Gợi ý đáp án
- Trong 1 giây roto này quay được số vòng là: \(\frac{125}{60}\) =
\(\frac{25}{12}\) = 2512 vòng
- Tốc độ góc của roto này là: ω = \(\frac{\theta }{t}\) =
\(\frac{2\pi.\frac{25}{12} }{1}\) ≈ 13,1rad/s
Câu hỏi 1 trang 121
Biết chiều dài kim phút và kim giây của một chiếc đồng hồ lần lượt là 4 cm và 5 cm. Hãy tính:
a) Tỉ số chu kì quay của hai kim.
b) Tỉ số tốc độ của đầu kim phút và đầu kim giây.
Gợi ý đáp án
a) Chu kì là thời gian để vật quay hết một vòng.
- Thời gian kim phút quay hết một vòng là 60 phút = 3600 s
=> Chu kì quay của kim phút là: T1 = 3600 s
- Thời gian kim giây quay hết một vòng là 60 s
=> Chu kì quay của kim giây là: T2 = 60 s
- Tỉ số chu kì quay của kim giây và kim phút là: \(\frac{T_{2} }{T_{1} }\) =
\(\frac{60}{3600}\) = 160
b) Tỉ số tốc độ của đầu kim phút và đầu kim giây là:
Câu hỏi 2 trang 121
Xét một điểm nằm trên đường xích đạo trong chuyển động tự quay của Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất tại xích đạo là 6400 km. Hãy tính:
a) Chu kì chuyển động của điểm đó.
b) Tốc độ và tốc độ góc của điểm đó.
Gợi ý đáp án
a) Thời gian Trái Đất tự quay được 1 vòng là 24 h = 86400 s
=> Chu kì chuyển động của một điểm nằm trên đường xích đạo bằng với chu kì tự quay của Trái Đất và bằng 86400 s.
- Tốc độ góc của điểm đó là:
ω = \(\frac{2\pi }{T}\) =
\(\frac{2\pi }{86400}\) ≈ 7,27.10-5rad/s
Đổi 6400 km = 64.105 m
- Tốc độ của điểm đó là:
v = ω.r = 7,27.10-5.64.105 = 465,28m/s.
III. Vận tốc trong chuyển động tròn đều
Câu hỏi 1 trang 122
Phân biệt tốc độ và vận tốc tức thời trong chuyển động tròn đều.
Gợi ý đáp án
Trong chuyển động tròn đều:
- Tốc độ của vật có độ lớn không đổi, đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động trên đoạn đường s xác định.
- Vận tốc tức thời thì đặc trưng cho tính nhanh chậm của từng điểm trên quỹ đạo và cho biết hướng của chuyển động.
Câu hỏi 2 trang 122 SGK Lý 10 KNTT
Nêu mối quan hệ giữa tốc độ v, chu kì T và bán kính r của một vật chuyển động tròn đều.
Gợi ý đáp án
Khi một vật chuyển động tròn đều, ta có: v = ω.r = \(\frac{2\pi }{T}\).r.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều
100+ -
Vật lí 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 11: Thực hành Đo gia tốc rơi tự do
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực
100+ -
Vật lí 10 Bài 14: Định luật 1 Newton
100+ -
Vật lí 10 Bài 15: Định luật 2 Newton
100+ -
Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
1.000+