Kết bài so sánh hai tác phẩm văn học Cách kết bài so sánh 2 tác phẩm thơ, truyện
Kết bài so sánh 2 tác phẩm thơ, truyện mang đến 7 công thức khác nhau cực hay áp dụng với mọi đề nghị luận so sánh. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để biết cách viết đoạn kết bài hay, ấn tượng làm đốn tim người chấm.
So sánh hai tác phẩm văn học nhằm làm rõ một quy luật chung nào đó hay để nhìn nhận sâu hơn giá trị của từng tác phẩm là công việc quen thuộc của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Để có một bài văn hay, chân thực, giàu cảm xúc thì kết bài có một vai trò quan trọng. Vậy dưới đây là 7 công thức kết bài so sánh hai tác phẩm văn học hay nhất mời các bạn theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm những kết đoạn nghị luận xã hội. Ngoài ra các bạn xem thêm mở bài so sánh đánh gia hai tác phẩm.
Kết bài so sánh hai tác phẩm siêu hay
Kết bài mẫu 1
Cùng viết về + điểm chung + nhưng + tác phẩm A + đã + điểm khác biệt + còn + tác phẩm B + điểm khác biệt. Những trang thơ ấy không chỉ là tiếng lòng thiết tha, sự giãi bày và gửi gắm tâm tư của tác giả A và tác giả B mà còn là sợi dây kết nối những tâm hồn đồng điệu, là khúc ca sẽ mãi ngân lên. Đúng như quy luật tồn tại và giá trị bất hủ của thơ ca bao đời nay: “Từ bao giờ cho đến bây giờ, [...] thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh).
Kết bài mẫu 2
Thơ ca tạo nên những thanh âm thật đẹp trong cuộc sống. Thanh âm về điểm gặp gỡ cùng với điểm khác biệt của tác phẩm A (tác giả A) và tác phẩm B (tác giả B) đã khiến cho người đọc như được ru dưỡng tâm hồn thêm, như hiểu và yêu cuộc sống, yêu con người hơn. Thơ ca ôm con người vào lòng, con người lại gửi gắm xúc cảm vào thơ ca. Có lẽ chính vì vậy mà dù thời gian có trôi hoài, trôi mãi thì cũng không bao giờ làm phai tàn đi vẻ đẹp của những vần thơ…
Kết bài mẫu 3
Khép lại trang văn nhưng sức sống của nó sẽ còn mãi theo thời gian. Cùng tái hiện lại + điểm chung + nhưng + tác phẩm A + đã + điểm khác biệt + còn + tác phẩm B + điểm khác biệt. Cả hai sáng tác đã đến với người đọc bằng con đường của trái tim và sự nhân văn cao cả, từ đó tạo nên những xung động thẩm mĩ trong tâm hồn con người.
Kết bài mẫu 4
Văn chương không phải liều thuốc an thần ru con người vào giấc ngủ uể oải, mộng mị. Và tất yếu, mọi tác phẩm chân chính đều không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện ngay cả khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Ở hai + tác phẩm A và B +, người nghệ sĩ đã gửi hồn vào từng con chữ, thức tỉnh nơi bạn đọc những rung động, tình cảm sâu xa tưởng như đã chìm vào quên lãng bởi lớp bụi của thời gian. Sự đồng điệu về + điểm chung + trong hai sáng tác cùng với + điểm khác biệt + của + tác phẩm A + và + điểm khác biệt + của + tác phẩm B + đã để lại dư vị khó phai trong lòng bạn đọc.
Kết bài mẫu 5
Cả [Tác phẩm 1] và [Tác phẩm 2] đều mang đến những cảm xúc chân thật, giúp người đọc thấy rõ hơn những khía cạnh khác nhau trong phong cách và tư tưởng của [Tên tác giả]. Bằng ngôn từ giản dị nhưng tinh tế, tác giả đã khéo léo gửi gắm triết lý sống, làm nổi bật những vấn đề sâu sắc về tình yêu, nỗi đau và khát vọng trong cuộc đời. So sánh hai tác phẩm này đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh toàn diện và sâu sắc hơn về phong cách văn chương của tác giả.
Kết bài mẫu 6
[Tên tác giả] với tài năng và phong cách độc đáo đã để lại dấu ấn rõ nét qua hai tác phẩm [Tác phẩm 1] và [Tác phẩm 2]. Mỗi tác phẩm là một góc nhìn, một cách tiếp cận mới về con người và cuộc sống, thể hiện sự phong phú và nhạy cảm trong cảm quan nghệ thuật của tác giả. Qua so sánh, người đọc không chỉ nhận diện được sự khác biệt mà còn cảm nhận được chiều sâu tư tưởng trong mỗi tác phẩm, một phong cách độc đáo mà ít ai sánh kịp.
Kết bài mẫu 7
Như hai dòng chảy khác nhau nhưng cùng hợp lại ở nơi giao thoa của cảm xúc, [Tác phẩm 1] và [Tác phẩm 2] là hai minh chứng sống động cho tài năng và chiều sâu tâm hồn của [Tên tác giả]. Việc so sánh hai tác phẩm này đã mở ra những góc nhìn phong phú hơn, cho thấy cách tác giả chạm đến trái tim độc giả qua từng câu chữ, từng chi tiết, từ đó tạo nên một phong cách sáng tác đặc sắc và khó quên.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
10.000+ -
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
100.000+ 3 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (42 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
100.000+ -
Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (6 mẫu)
10.000+ -
Nghị luận về câu nói Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay (Dàn ý + 6 Mẫu)
100.000+ 3 -
Đoạn văn nghị luận về giữ gìn vệ sinh trường lớp (7 Mẫu)
50.000+ -
Viết bài văn nghị luận so sánh cảm hứng chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh
10.000+