Toán lớp 4 Bài 35: Luyện tập Giải Toán lớp 4 Cánh diều trang 83
Giải bài tập Toán lớp 4 Bài 35: Luyện tập với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình SGK Toán 4 Cánh diều tập 1 trang 83. Qua đó, giúp các em ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán.
Giải Toán 4 chi tiết, còn giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của Bài 35 Chương II: Các phép tính với số tự nhiên. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Toán 4 Luyện tập sách Cánh diều
Giải Toán 4 Cánh diều Tập 1 trang 83 - Luyện tập, Thực hành
Bài 1
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:
5 × (4 + 3) và 5 × 4 + 5 × 3
b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:
- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
c) Tính:
32 × (200 + 3)
(125 + 9) × 8
Hướng dẫn:
Biểu thức có chứa phép cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau.
Biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau.
Lời giải:
a) 5 × (4 + 3) = 5 × 7 = 35
5 × 4 + 5 × 3 = 20 + 15 = 35
Vậy 5 × (4 + 3) = 5 × 4 + 5 × 3.
b) - Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
VD: 3 × (2 + 9) = 3 × 2 + 3 × 9 = 6 + 27 = 33
- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
(4 + 5) × 6 = 4 × 6 + 5 × 6 = 24 + 30 = 54
c) Tính:
32 × (200 + 3) = 32 × 200 + 32 × 3 = 6 400 + 96 = 6 496
(125 + 9) × 8 = 125 × 8 + 9 × 8 = 1 000 + 72 = 1 072
Bài 2
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:
6 × (7 – 5) và 6 × 7 – 6 × 5
b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
- Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
c) Tính:
28 × (10 – 1)
(100 – 1) × 36
Hướng dẫn:
Biểu thức có chứa phép cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau.
Biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau.
Lời giải:
a) 6 x (7 – 5) = 6 x 2 = 12
6 x 7 – 6 x 5 = 42 – 30 = 12
Vậy 6 x (7 – 5) = 6 x 7 – 6 x 5
b) Ví dụ minh họa:
5 x (20 – 4) = 5 x 20 – 5 x 4 = 100 – 20 = 80
(27 – 9) x 2 = 27 x 2 – 9 x 2 = 54 – 18 = 36
c) Tính:
28 x (10 – 1) = 28 x 10 – 28 x 1
= 280 – 28
= 252
(100 – 1) x 36 = 100 x 36 – 1 x 36
= 3 600 – 36
= 3 564
Bài 3
Tính bằng hai cách
a) 93 x 8 + 93 x 2
b) 36 x 9 + 64 x 9
c) 57 x 8 - 57 x 7
Hướng dẫn:
- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
Lời giải:
a) Cách 1: 93 x 8 + 93 x 2 = 93 x (8 + 2)
= 93 x 10
= 930
Cách 2: 93 x 8 + 93 x 2 = 744 + 186 = 930
b) Cách 1: 36 x 9 + 64 x 9 = (36 + 64) x 9
= 100 x 9
= 900
Cách 2: 36 x 9 + 64 x 9 = 324 + 576 = 900
c) Cách 1: 57 x 8 – 57 x 7 = 57 x (8 – 7)
= 57 x 1
= 57
Cách 2: 57 x 8 – 57 x 7 = 456 – 399 = 57
Giải Toán 4 Cánh diều Tập 1 trang 83 - Vận dụng
Bài 4
Minh đã giúp bác Phú tính số viên gạch ốp tường bếp theo hai cách dưới đây:
Cách 1: (5 + 3) × 10
Cách 2: (4 + 6) × 8
Em hãy thảo luận về hai cách tính trên.
Lời giải:
Cách 1: (5 + 3) × 10 = 8 × 10 = 80
Cách 2: (4 + 6) × 8 = 10 × 8 = 80
Hai cách tính này đều có kết quả là 80 viên gạch, chỉ khác về chiều đếm viên gạch là theo hàng dọc hay theo hàng ngang.
Cách 1 là đếm viên gạch theo chiều dọc. Trong một cột dọc có 5 viên gạch đỏ và 3 viên gạch xanh. Có tất cả 10 cột như thế nên ta có phép tính:
(5 + 3) × 10
Cách 2 là đến viên gạch theo hàng ngang. Trong một hàng ngang có 4 viên gạch ở mặt tường bên trái và 6 viên gạch ở mặt tường bên phải. Có tất cả 8 hàng ngang như thế nên ta có phép tính:
(4 + 6) × 8
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Toán lớp 4 Bài 87: Dãy số liệu thống kê
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 84: Phép chia phân số
10.000+ -
Toán lớp 4 Bài 81: Luyện tập
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 80: Phép nhân phân số
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 82: Tìm phân số của một số
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 79: Luyện tập chung
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 78: Luyện tập
5.000+ -
Toán lớp 4 Bài 77: Trừ các phân số khác mẫu số
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 76: Cộng các phân số khác mẫu số
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 74: Trừ các phân số cùng mẫu số
1.000+